Cập nhật ngày 20/2/2020 của Forbes ghi nhận tài sản trên sàn chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng là 7 tỷ USD. Như vậy, tài sản của ông Vượng đã giảm 0,8 tỷ USD sau gần 1 năm qua (từ đầu tháng 3/2019, khi Forbes công bố bảng cập nhật tài sản và xếp hạng các tỷ phú, ông Vượng đứng ở vị trí 239 thế giới, thứ 1 Việt Nam - đến nay).
Năm qua, Vingroup có bước cơ cấu mạnh mẽ. Sau sự ra đời của VinFast và đầu tư sản xuất điện thoại thương hiệu Vismart, tivi với thương hiệu VinSmart, năm qua Vingroup đột ngột công công bố nhượng lại toàn bộ hệ thống thương mại bán lẻ và nông nghiệp cho Masan để tập trung vào mảng sản xuất công nghiệp với hai thương hiệu mới nói trên.
Vingroup cũng dừng dự án hàng không Vinpearl Air cùng với việc giải thể VinPro, sáp nhập trang thương mại điện tử Adayroi vào VinID.
Trong khi đó, Vinpearl xác định vui chơi giải trí là mũi nhọn phát triển nhanh và mạnh.
Dù rút khỏi mảng bán lẻ và nông nghiệp, Vingroup vẫn là doanh nghiệp đa ngành lớn nhất Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực: Bất động sản, giáo dục, y tế, công nghiệp…
So với thời điểm cao nhất cuối tháng 8/2019, vốn hóa của Tập đoàn Vingroup cũng giảm mạnh khoảng 3 tỷ USD về hơn 15 tỷ USD,
Nếu giữ nguyên số tài sản trên thì đây sẽ là năm đầu tiên khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Vượng sụt giảm sau 8 năm được Forbes ghi nhận.
Trước đó, ở năm đầu tiên (2013) Forbes ghi nhận ông Vượng sở hữu tài sản 1,5 tỷ USD. Sau mỗi năm tăng thêm 0,1 tỷ USD, đến 2016 ông Vượng sở hữu 1,8 tỷ USD. Nhưng đến 2017, tài sản của ông Vượng đã tăng nhanh chóng lên 2,4 tỷ USD.
Đến 2018, con số này tăng gần gấp đôi lên 4,3 tỷ USD.
Đến ngày 3/3/2019, tài sản của vị tỷ phú này đã lên tới 7,8 tỷ USD, gần gấp đôi năm 2018 và gấp hơn 5 lần thời điểm cách đó 5 năm.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận