• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Sau chính hội chùa Hương, “công nông nước” quậy tung suối Yến

26/05/2016, 07:10

Du khách có dịp đến với chùa Hương thời điểm này không khỏi phiền lòng bởi sự lộn xộn đang diễn ra nơi đây.

6

Đò máy ngược xuôi nhộn nhịp trên suối Yến, gây nguy hiểm cho du khách đi đò chèo tay, vi phạm quy định của khu danh thắng

Dễ gặp nhất là việc tái xuất của xuồng máy chở khách trên suối Yến, vốn bị lực lượng chức năng kiểm soát khá gắt gao trong thời gian chính hội. Trực tiếp có mặt tại đây ngày 20/5, PV Báo Giao thông ghi nhận khoảng hơn chục chiếc xuồng máy liên tục quần thảo trên suối Yến, không thấy có sự kiểm tra, xử lý của bất kỳ lực lượng chức năng nào.  

Mỗi khi có xuồng chạy qua, nhất là xuồng tự chế, tiếng nổ rền rĩ không khác xe “công nông” trên bờ, gây bọt sủi trắng xóa và tạo sóng mạnh khiến những chiếc đò tay ở gần tròng trành. Chị Hà, người chở đò đưa chúng tôi đi kể: “Sau thời gian chính hội, ngày nào cũng có đò máy chở khách. Nhiều lần gặp phải đò máy chạy nhanh, sóng tạt mạnh tưởng tràn vào đò làm khách hoảng loạn hét toáng lên”.

Cũng theo chị Hà, đò máy bị cấm chở khách trên suối Yến nên chủ yếu chở khách “chui” từ bến cuối ngược ra bến đầu tiên, để tránh những người chèo đò tay phản ứng vì bị giành mất việc. Quả thật, có những chiếc đò máy vừa chở khách vừa kéo theo cả đò chèo tay để quay trở ngược ra. Người lái đò này cũng đồng thời tiếp thị, nếu thích quay về nhanh chỉ cần hỏi người bán hàng lập tức sẽ có người chở. Trước đó, người lái đò này cũng thật thà nói: “Mỗi chuyến đò được Ban tổ chức trả công 100.000 đồng, nên em cũng nói “mất lòng trước được lòng sau” là xin bồi dưỡng 100.000 đồng”.

Theo lời giới thiệu của những người chở đò máy, nếu đi bằng “xuồng bay” có giá 400.000 đồng/chuyến, còn xuồng “đuôi tôm” (tự chế) giá 150.000 -250.000 đồng/chuyến. Những chiếc “xuồng bay” được neo đậu tại bến, còn “đuôi tôm” được cất giấu trong lạch nhà dân, khi có khách sẽ được đưa ra.

Đề cập vấn đề trên, Trưởng phòng Hành chính Ban tổ chức lễ hội Trịnh Tiến Thắng thừa nhận, thực tế có tình trạng đò tự chế chở khách trên suối Yến và việc ngăn chặn, xử lý cũng khó triệt để. Ông Thắng cũng cho biết, chỉ có 4 chiếc xuồng máy (2 chiếc của Ban tổ chức, 1 của nhà chùa, 1 của công ty cáp treo) được phép hoạt động và không được chở khách. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, thi thoảng cũng xảy ra tình trạng đò này chở khách du lịch và quan sát trên suối, những người lái xuồng không mặc đồng phục như người của đơn vị làm việc trên bờ.

Ghi nhận của PV, lễ hội chùa Hương trong thời gian này còn có sự buông lỏng trong việc quản lý vé đò, dẫn đến tình trạng thất thu ngân sách. Cụ thể, vé đi đò có giá 40.000 đồng/lượt và đò nhỏ nhất là 6 người/chuyến; Trường hợp khách đi lẻ phải chờ đoàn khách để ghép chung, còn nếu muốn đi luôn phải mua đủ 6 vé cho cả chuyến. Bất hợp lý ở chỗ, khách mua đủ 6 vé (mua bù ghế trống) nhưng không được nhận 6 vé mà chỉ bằng số người thực tế. Điều này khiến những vé “mua cho đủ chỗ” được phát ra nhưng lại không hề có trong sổ sách quản lý, dẫn đến thất thu thuế, phí.

Ông Trịnh Tiến Thắng thừa nhận điều này và cho biết, nguyên nhân do vé tham quan (50.000 đồng/vé) được in cùng với vé đò nên khi khách trả tiền cho vé trống không được xé vé riêng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.