Đây là phát biểu của Bộ trưởng tài chính Indonesia Sri Mulyani tại Lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương (FMCBG) tại Bali, ngày 15/7 nhưng không đề cập cụ thể.
Theo bà Sri Mulyani, trong bối cảnh lạm phát leo thang, chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu bị đứt gãy, không chỉ các quốc gia kém phát triển gặp khó khăn, mà cả các quốc gia đang phát triển cũng đối mặt với rủi ro gánh nặng nợ nần và không thể trả hết nợ.
Người biểu tình tại Sri Lanka đập phá, tràn vào dinh Tổng thống vì đất nước vỡ nợ, khủng hoảng.
Bà Sri Mulyani chỉ ra, thế giới liên tiếp hứng chịu những thử thách từ đại dịch Covid-19, tình trạng biến đổi khí hậu, xung đột Nga - Ukraine, lạm phát toàn cầu đến việc ngân hàng trung ương một số quốc gia liên tục tăng lãi suất, khiến nợ nần tồn đọng.
Bà cũng nêu rõ, khó khăn này xảy ra cả những quốc gia có thu nhập trung bình và cả các nền kinh tế phát triển. Chính Indonesia, tính đến tháng 5/2022, đang phải chịu số nợ nước ngoài là 7.002 nghìn tỷ IDR (tương đương khoảng 470 triệu USD).
Bộ trưởng Indonesia nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của vấn đề này và kêu gọi các bộ trưởng Tài chính, thống đốc ngân hàng trung ương của các nước G20 cùng với các tổ chức quốc tế và các cơ quan đa phương cần chú ý hơn nữa.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận