• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Sau vụ tai nạn 17 người chết, tàu chở khách ở Hội An hoạt động thế nào?

10/03/2022, 19:04
image

Sau vụ chìm tàu, lượng tàu chở khách ra Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) giảm hẳn, mỗi ngày chỉ có 2-3 tàu hoạt động, chở khoảng 100 người.

Lượng khách giảm mạnh, tàu thuyền nằm bờ

Sau vụ tai nạn chìm tàu làm 17 người tử nạn, tuyến vận tải đường thủy nội địa Cửa Đại - Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) vẫn hoạt động bình thường. Hằng ngày, từ 7-8h sáng, tàu ca nô vẫn chở khách du lịch, người dân địa phương ra đảo Cù Lao Chàm và từ 13h, tàu ca nô lại đưa khách vào lại đất liền.

Tuy nhiên, so với thời điểm trước, lượng khách giảm hẳn, khách đi tàu ra vào Cù Lao Chàm chủ yếu là người dân địa phương. Lượng tàu hoạt động chở khách cũng vì thế chỉ còn đôi ba chiếc.

Hiện có 92 tàu/thuyền đăng ký hoạt động chở khách tuyến Cửa Đại-Cù Lao Chàm.

Có mặt tại bến cảng Cửa Đại những ngày qua, PV ghi nhận khu vưc bãi đỗ xe rộng thênh thang, vắng bóng xe cộ, trong ngày chỉ có 2-3 ô tô 4-7 chỗ dừng đỗ. Quầy bán vé tàu, vé tham quan đảo Cù Lao Chàm cũng vắng lặng. Nhà ga hành khách, nhà ga chờ tàu cũng thưa thớt người, có những thời điểm không có một bóng người. Khu vực cầu cảng, tàu cặp kề nhau neo bờ, im ắng.

Tại cảng bến, các lực lượng chức năng Trạm kiểm soát biên phòng Cửa Đại, Bộ đội Biên phòng Cửa Đại, Đội Quản lý bến thủy nội địa, Thanh tra Sở GTVT, Ban Quản lý bến thủy nội địa Cù Lao Chàm luôn túc trực làm việc. Mỗi khi có tàu cập/rời bến đều có mặt kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn.

Tàu QNa-1349 là một trong 2 chiếc tàu hiếm hoi còn hoạt động trên tuyến trong những ngày sau vụ tai nạn, nhưng sáng xuất bến đi Cù Lao Chàm cũng chỉ được trên dưới 20 người. Đến chiều cập bến Cửa Đại, tàu cũng chỉ gần 30 người, trong đó có khoảng 10 người là khách du lịch, còn lại là người dân địa phương.

Chủ tàu QNa-1349 cho hay: Bình thường khách du lịch đi lẻ, từng hộ gia đình có giá vé 300-400 nghìn, nhưng nay, mỗi lượt ra/vào đảo Cù Lao Chàm giá chỉ 100 nghìn đồng. Khách du lịch, hay người dân địa phương đi lại đều có giá vé như nhau.

Tổ kiểm tra liên ngành kiểm tra điều kiện phương tiện hoạt động trên tuyến đường thủy Cửa Đại-Cù Lao Chàm vào ngày 10/3.

Bà Hồ Thị Thu Phương, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Ngô Đồng Travel cho biết: Từ khoảng ngày mồng 7 Tết Nguyên đán khách du lịch bắt đầu trở lại Hội An, khách đi Cù Lao Chàm cũng đông đúc, nhộn nhịp trở lại. Đùng một cái, tai nạn chìm tàu xảy ra, khách du lịch vắng hẳn. Một ngày chỉ lác đác 5-7 người. "Công ty chúng tôi có 2 tàu phục vụ chở khách ra đảo Cù Lao Chàm nhưng mấy hôm nay đều không có khách. Đói khách, tàu nằm bờ nhưng công ty vẫn phải duy trì hoạt động chờ khách du lịch trở lại", bà Phương nói.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết: Sau vụ tai nạn chìm tàu gây hậu quả nghiêm trọng, hoạt động vận tải trên tuyến đường thủy nội địa Cửa Đại-Cù Lao Chàm vẫn diễn ra bình thường, nhưng lượng người đi tàu giảm, trung bình một ngày có khoảng 100 người.

Ông Trương Văn Sơn, Chánh thanh tra Sở GTVT tỉnh Quảng Nam thông tin: Hiện trên tuyến đường thủy nội địa Cửa Đại-Cù Lao Chàm có 92 tàu, thuyền đăng ký hoạt động chở khách, trong đó có 87 tàu ca nô và 5 thuyền gỗ. Từ ngày 27/2 (sau vụ tai nạn chìm tàu ngày 26/2) đến ngày 10/3, tuyến có 32 lượt tàu chở khách vào ra đảo, với khoảng 600 hành khách. Trong số 600 hành khách đi tàu chủ yếu là người dân địa phương, còn lại một số ít khách du lịch trong nước, trung bình mỗi ngày có 5-10 khách du lịch ra đảo Cù Lao Chàm.

Lực lượng thanh tra đường thủy thường trực kiểm tra tại bến thủy nội địa Cửa Đại-Cù Lao Chàm.

Kiểm tra toàn diện phương tiện, người lái, bến thủy nội địa

Ông Lê Quang Hiếu, Phó Giám đốc Sở GTVT Quảng Nam thông tin, ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn đường thủy đặc biệt nghiêm trọng tại biển Cửa Đại, Sở GTVT Quảng Nam đã có kế hoạch kiểm tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với bến thủy nội địa; kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của phương tiện, thuyền viên, người lái tại cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Theo đó, Sở GTVT Quảng Nam đã thành lập tổ kiểm tra liên ngành gồm Thanh tra Sở GTVT Quảng Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị Phòng Cảnh sát đường thủy (Công an tỉnh Quảng Nam), Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái (Sở GTVT Quảng Nam), Chi Cục Đăng kiểm 4 (Cục Đăng kiểm Việt Nam), Đoạn Quản lý đưởng thủy nội địa Quảng Nam.

Hiện nay, tổ kiểm tra liên ngành đang đồng loạt thực hiện kiểm tra, rà soát toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo TTATGT đường thủy nội địa đối với các chủ bến (bến khách) và các chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện thủy nội địa vận chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

"Để hoạt động vận tải bến thủy nội địa đảm bảo an toàn, đúng quy định pháp luật, Sở GTVT Quảng Nam yêu cầu tổ kiểm tra liên ngành khi phát hiện hành vi vi phạm thì thực hiện đình chỉ hoạt động của các phương tiện vận tải hành khách không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm, không trang bị đầy đủ dụng cụ cứu sinh, chở quá số người quy định, người điểu khiển phương tiện thủy không có bằng, chứng chỉ chuyên môn. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm", ông Hiếu thông tin.

Video bến cảng Cửa Đại mỗi ngày chỉ có 2-3 chuyến tàu chở khách rời/cập bến

Theo Ban ATGT tỉnh Quảng Nam, địa phương đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa. Vì vậy, Quảng Nam cần có giải pháp cấp bách như tăng cường biên chế lực lượng thanh tra giao thông, điều chỉnh quy chế phối hợp về quản lý và xử lý vi phạm đường thủy nội địa.

Ngoài ra, cần tăng cường các yêu cầu về hạ tầng giao thông, đào tạo người điều khiển phương tiện thủy nội địa, đề nghị thành lập và duy trì hoạt động của tổ kiểm tra liên ngành đường thủy, mà chủ yếu là Thanh tra Sở GTVT và Cảnh sát đường thủy (Công an Quảng Nam) để tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Qua sự cố tai nạn chìm tàu, UBND tỉnh Quảng Nam và các ban ngành, chính quyền TP. Hội An, doanh nghiệp du lịch đã nhìn nhận lại nhiều vấn đề một cách nghiêm túc. Sở GTVT đang khẩn trương rà soát các quy định về quản lý bến bãi, những bất cập, tồn tại để kịp thời chủ trì, lấy ý kiến các địa phương, các ngành để điều chỉnh, bổ sung.

"Chính quyền TP. Hội An cũng khẩn trương họp các doanh nghiệp liên quan đến vận tải hành khách đường thủy để quán triệt công tác đảm bảo an toàn, nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp lẫn đội ngũ phục vụ. Những giải pháp về dự báo thời tiết, cứu nạn cứu hộ, cải tạo nạo vét luồng lạch đang được nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh có biện pháp thực hiện, ngăn ngừa tai nạn đáng tiếc xảy ra như vừa qua", ông Thanh nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.