Quân sự

SCMP: Chỉ huy quân đội Trung Quốc thiếu kinh nghiệm thực chiến hiện đại

01/12/2020, 20:16

Trung Quốc đang muốn hiện đại hoá quân đội nhưng đầu tư thiết bị hiện đại là chưa đủ, vấn đề nằm ở kinh nghiệm thực chiến và tư duy hiện đại.

img
Trang bị tên lửa của quân đội Trung Quốc.

Giới chức cấp cao thiếu kiến thức chiến tranh hiện đại

Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt mục tiêu đưa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc với quân số hơn 2 triệu lính phải trở thành lực lượng hiện đại hoá tính đến năm 2027 và ở tầm cỡ quốc tế tính đến năm 2050.

Song, một trong những vấn đề mà Bắc Kinh đang gặp phải đó là thiếu kiến thức về chiến tranh hiện đại, kể cả các quản lý cấp cao. Những thiếu sót này cản trở nỗ lực hiện đại hoá quân sự và khả năng đương đầu với những thách thức an ninh trong và ngoài nước của quân đội Nhân dân Trung Quốc - tờ Bưu điện Hoa Nam (SCMP) dẫn lời nhiều nhà phân tích trong nội bộ quân đội Trung Quốc chỉ ra trong một bài bình luận.

Nhà quan sát quân sự tại Hong Kong, ông Liang Guoliang chỉ ra, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khá lo lắng khi căng thẳng quân sự Trung Quốc-Mỹ leo thang tại các điểm nóng như Eo biển Đài Loan hay trên Biển Đông.

“Là Tổng Tư lệnh PLA, Chủ tịch Tập hy vọng các tướng chóp bu cần phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc hoạch định chiến lược đào tạo, mang lại hiệu quả cho tất cả các bộ phận” – ông Liang cho biết.

Bản thân hướng dẫn đào tạo tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chiến đấu với hệ thống vũ khí tiên tiến mới, vừa được công bố đầu tháng 11 này đã cho thấy rõ vấn đề - theo một nguồn tin nội bộ là chuyên gia trong quân đội Trung Quốc. Ông này cho biết, hơn 70% tài liệu được xây dựng dựa trên hướng dẫn hoạt động chung của quân đội Mỹ.

Kinh nghiệm thực chiến lạc hậu

Chưa kể, “phần lớn các tướng lĩnh trong Uỷ ban Quân uỷ Trung ương có kinh nghiệm chiến đấu từ hơn 40 năm trước” – một nguồn tin nội bộ khác giấu tên cho biết và nhắc tới ông Lý Tác Thành là Tư lệnh Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, với lý lịch từng tham gia Chiến tranh biên giới Việt—Trung năm 1979.

Chiến lược tác chiến đã thay đổi rất nhiều và tầng lớp chỉ huy cần phải giám sát nhiều hệ thống phức tạp hơn, theo SCMP.

Tuy quân đội Nhân dân Trung Quốc đang tăng cường trình độ của binh lính trong đó đến nay 30% binh lính tốt nghiệp Đại học. Nhưng bản thân các tướng lĩnh cũng đối mặt với thách thức phải bắt kịp với những sự phát triển công nghệ mới - Chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh Zhou Chenming nhận định.

“Rất nhiều vũ khí và thiết bị mà giới chóp bu chỉ huy của quân đội Trung Quốc quen thuộc đã bị thải loại trong quá trình hiện đại hoá quân đội suốt nhiều thập kỷ qua và đã được thay thế bằng các hệ thống vũ khí mới như chiến đấu cơ tàng hình J-20, máy bay vận tải hạng nặng Y-20, tàu sân bay và tàu vận tải đổ bộ, là một phần trong các chiến dịch chung” – ông Zhou nói thêm.

Nhiều cuộc xung đột biên giới leo thang giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã buộc PLA phải triển khai vũ khí mới từ mùa hè năm nay như máy bay vận tải quân sự lớn Y-20 có khả năng chở xe tăng, máy bay tàng hình J-20 … tới các điểm nóng tại Himalaya, sẵn sàng trong trường hợp nổ ra xung đột. “Nhưng làm thế nào để sử dụng những vũ khí này trong chiến đấu vẫn là chủ đề mới đối với các Chỉ huy cấp cao của PLA” – ông Zhou nói.

Trong khi đó, các lực lượng của Nga và Mỹ đều có kinh nghiệm thực chiến. “Nhiều chỉ huy quân sự Mỹ đã trải qua một số cuộc chiến tại Trung Đông trong vài năm gần đây trong khi đó Nga cũng đã đào tạo, nuôi dưỡng nhiều nhân tài quân sự sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa Nga hỗ trợ chính phủ Syria trong cuộc nội chiến năm 2011.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.