• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Siết “quản lý mỏi mệt” phi công, tiếp viên, kiểm soát viên không lưu

18/09/2017, 10:01

Thống kê của Cục Hàng không VN, 8 tháng đầu năm 2017, cả nước xảy ra 51 sự cố hàng không...

IMG_5547

Trong 8 tháng đầu năm 2017, tổng lượng sự cố giảm và số sự cố có nguy cơ uy hiếp an toàn giảm so với cùng kỳ năm 2016

Phân loại theo nguyên nhân, theo Phó cục trưởng Cục Hàng không VN Võ Huy Cường, có 26/51 sự cố do hỏng kỹ thuật, 22 sự cố do yếu tố con người bao gồm: Tổ lái, chỉ huy bay, kiểm soát viên không lưu, nhân viên phục vụ mặt đất, tiếp viên và nhân viên sửa chữa bảo dưỡng tàu bay… Chỉ có hai sự cố do nguyên nhân khách quan là chim va đập và vật ngoại lai.

Thống kê cho thấy, cả nước đang có 159 tàu bay, tăng 7 chiếc so với năm 2016 và tăng 18 chiếc so với cùng kỳ năm 2016. Trong số này, Vietnam Airlines có 92 chiếc, Jetstar Pacific 17 chiếc, Vietjet 40 chiếc, Vasco 2 chiếc, Hải Âu 2 chiếc, Hành tinh xanh 4 chiếc; CTCP Hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt và CTCP Dịch vụ kỹ thuật hàng không mỗi DN 1 chiếc.

“Thông qua số liệu thống kê, có thể thấy trong 8 tháng đầu năm 2017, tổng lượng sự cố giảm và số sự cố có nguy cơ uy hiếp an toàn giảm so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, số sự cố có nguy cơ uy hiếp an toàn cao (mức C) lại tăng một sự cố, trong đó đều liên quan đến con người”, ông Cường nói và cho biết, một số nhóm vấn đề nổi bật cần quan tâm là việc quản lý mệt mỏi trong khi thực hiện nhiệm vụ đối với nhân viên hàng không của các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không (người khai thác tàu bay, cơ sở kiểm soát không lưu); Việc chấp hành các quy định báo cáo an toàn; Việc kiểm soát sức khỏe của người lao động khi thực hiện nhiệm vụ; Tình trạng xâm nhập khu bay của động vật nuôi ở các cảng hàng không…

Cũng trong 8 tháng đầu năm, Cục Hàng không VN đã phải ra tới 219 quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đáng lưu ý, các quyết định xử phạt liên quan đến an toàn hàng không tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016.

Các hành vi vi phạm hành chính điển hình ảnh hưởng đến an toàn bay được nhận diện cụ thể gồm: Hãng hàng không không thực hiện chương trình bảo dưỡng đã được phê duyệt; Không tuân thủ hướng dẫn của thành viên tổ bay; Hành khách sử dụng thiết bị điện tử, thiết bị thu phát sóng trên tàu bay khi không được phép; Hút thuốc lá trên tàu bay; Tổ lái thực hiện nhiệm vụ khi có nồng độ cồn trong hơi thở; Tổ lái không mang đầy đủ tài liệu khai thác bay…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.