Vì sự xuất hiện của tên lửa hành trình 9M729 của Nga mà sau đó Hoa Kỳ quyết định rút khỏi Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn với Nga (INF).
Tên lửa 9M729 thực tế đã được phát triển cách đây vài năm, tuy nhiên, đáng chú ý là tổ hợp phóng di động dựa trên nền tảng Iskander OTRK, được một số hãng truyền thông nước ngoài gọi là "SuperIskander", vẫn chưa được chính thức áp dụng ở Nga.
Tên lửa 9M729 được Nga công bố cách đây vài năm.
Theo các chuyên gia Nga, bản thân tên lửa 9M729 có thể có mức độ bí mật cao, và so với tên lửa 9M728 được sử dụng bởi hệ thống Iskander-M OTRK, nó có khả năng hủy diệt cao hơn nhiều, tăng khả năng chống nhiễu và ít bị tổn thương hơn trước các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của đối phương.
Xe chở tên lửa Iskander M - ảnh tư liệu.
Rõ ràng, chính vì lý do này mà Nga đã không công bố việc áp dụng các tổ hợp có khả năng mang tên lửa 9M729, mặc dù trước đó người ta đã thông báo rằng cái gọi là "Super Iskander" sẽ không có bất kỳ điểm khác biệt nào so với "Iskander-M" OTRK.
Tên lửa 9M729 được phát triển bởi Công ty NPO Novator.
Tuy nhiên, tổ hợp này sẽ có thể mang tới 4 tên lửa, mang lại nhiều cơ hội tấn công lực lượng đối phương.
Dữ liệu tình báo của phương Tây về các cuộc bắn thử ở Nga cho thấy, tầm bắn của 9M729 dao động khá lớn trong các lần thử, tuy nhiên, Trung tâm nghiên cứu quốc gia thuộc Không quân Mỹ (NASIC) năm 2017 kết luận tầm bắn tối đa của 9M729 vào khoảng 2.500 km.
Cần lưu ý rằng, nếu trước đó tên lửa 9M729 của Nga không vi phạm các điều khoản của Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn, thì trong bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF, các chuyên gia Nga có thể hiện đại hóa rất tốt tên lửa, chẳng hạn, bằng cách tăng tầm bắn lên 1.000 km hoặc thậm chí hơn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận