Công nghệ

Sikorsky X2: Trực thăng nhanh nhất thế giới

02/09/2014, 14:19

Sikorsky X2, một trong những loại trực thăng nhanh nhất mà con người từng chế tạo, có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa đạt 460 km/h.

Sikorsky X2, một trong những loại mà con người từng chế tạo, có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa đạt 460 km/h.

Sikorsky X2 là sản phẩm của tập đoàn chế tạo máy bay cùng tên với ngân sách đầu tư 50 triệu USD. X2 ra đời nhằm tiếp cận nhanh các mục tiêu trên chiến trường nhờ vận tốc độ di chuyển lớn. Hai cánh quạt đồng trục giúp X2 cất cánh linh hoạt trong khi cánh đuôi nằm ngang giúp tăng vận tốc di chuyển của máy bay.
Sikorsky X2 là sản phẩm của tập đoàn chế tạo máy bay cùng tên với ngân sách đầu tư 50 triệu USD. X2 ra đời nhằm tiếp cận nhanh các mục tiêu trên chiến trường nhờ vận tốc độ di chuyển lớn. Hai cánh quạt đồng trục giúp X2 cất cánh linh hoạt trong khi cánh đuôi nằm ngang giúp tăng vận tốc di chuyển của máy bay.

 

Mẫu trực thăng siêu tốc X2 đầu tiên và duy nhất bay thử nghiệm lần đầu hôm 27/8/2008. Các thử nghiệm tiếp theo cho thấy máy bay có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa đạt 460 km/h. Nó bay nhanh gấp rưỡi loại trực thăng tấn công AH-64 Apache lừng danh của quân đội Mỹ, vốn chỉ có thể di chuyển với vận tốc tối đa đạt 293 km/h.
Mẫu trực thăng siêu tốc X2 đầu tiên và duy nhất bay thử nghiệm lần đầu hôm 27/8/2008. Các thử nghiệm tiếp theo cho thấy máy bay có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa đạt 460 km/h. Nó bay nhanh gấp rưỡi loại trực thăng tấn công AH-64 Apache lừng danh của quân đội Mỹ, vốn chỉ có thể di chuyển với vận tốc tối đa đạt 293 km/h.
Sikorsky X2 phá kỷ lục thế giới vào ngày 15/9/2010 khi di chuyển với vận tốc 460 km/h. Tuy nhiên, kỷ lục của X2 bị phá trong năm 2013 bởi máy bay trực thăng Eurocopter X3 khi nó di chuyển với vận tốc đạt 480 km/h.
Sikorsky X2 phá kỷ lục thế giới vào ngày 15/9/2010 khi di chuyển với vận tốc 460 km/h. Tuy nhiên, kỷ lục của X2 bị phá trong năm 2013 bởi máy bay trực thăng Eurocopter X3 khi nó di chuyển với vận tốc đạt 480 km/h.
Sikorsky X2 được thừa hưởng những thành tự của công nghệ chế tạo trực thăng Mỹ với hệ thống chống rung được phát triển từ trực thăng đa nhiệm UH-60 Black Hawk. Ngoài ra, X2 còn được trang bị hệ thống hỗ trợ điều khiển fly-by-wire cùng động cơ và cánh quạt ưu việt.
Sikorsky X2 được thừa hưởng những thành tự của công nghệ chế tạo trực thăng Mỹ với hệ thống chống rung được phát triển từ trực thăng đa nhiệm UH-60 Black Hawk. Ngoài ra, X2 còn được trang bị hệ thống hỗ trợ điều khiển fly-by-wire cùng động cơ và cánh quạt ưu việt.
Đường kính cánh quạt chính đạt 8,05 m trong khi diện tích phủ đạt 50,9 m2. Ngoài hệ thống động cơ chính ở trên đỉnh, X2 còn có một động cơ 6 cánh quạt phía đuôi giúp nó bay nhanh hơn các loại trực thăng thông thường. Nó có khả năng cất cánh với tải trọng tối đa đạt 3.600 kg.
Đường kính cánh quạt chính đạt 8,05 m trong khi diện tích phủ đạt 50,9 m2. Ngoài hệ thống động cơ chính ở trên đỉnh, X2 còn có một động cơ 6 cánh quạt phía đuôi giúp nó bay nhanh hơn các loại trực thăng thông thường. Nó có khả năng cất cánh với tải trọng tối đa đạt 3.600 kg.
Màn thể hiện của X2 rất ấn tượng nhưng nó vẫn chưa đủ thuyết phục các chuyên gia quân sự Mỹ. Sau 23 lần bay thử nghiệm cùng 22 giờ bay, Sikorsky chấp dứt dự án nghiên cứu X2 vào ngày 14/7/2011. Tính tới thời điểm khai tử dự án, Sikorsky X2 vẫn là loại trực thăng bay nhanh nhất hành tinh.
Màn thể hiện của X2 rất ấn tượng nhưng nó vẫn chưa đủ thuyết phục các chuyên gia quân sự Mỹ. Sau 23 lần bay thử nghiệm cùng 22 giờ bay, Sikorsky chấp dứt dự án nghiên cứu X2 vào ngày 14/7/2011. Tính tới thời điểm khai tử dự án, Sikorsky X2 vẫn là loại trực thăng bay nhanh nhất hành tinh.
Dự án chế tạo trực thăng siêu tốc trị giá 50 triệu USD chỉ cho ra một mẫu Sikorsky X2 duy nhất. Thành tựu của nó được áp dụng trong dự án chế tạo trực thăng siêu tốc S-97 Raider mà Sikorsky đang nghiên cứu.
Dự án chế tạo trực thăng siêu tốc trị giá 50 triệu USD chỉ cho ra một mẫu Sikorsky X2 duy nhất. Thành tựu của nó được áp dụng trong dự án chế tạo trực thăng siêu tốc S-97 Raider mà Sikorsky đang nghiên cứu.


Theo Hồng Duy/ Zing.vn
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.