Y tế

Sợ phù nề không dám ăn muối, người phụ nữ bị tim đập nhanh, hạ natri máu

16/10/2022, 12:00

Ngừng ăn muối, uống quá nhiều nước là nguyên nhân chính khiến cho người phụ nữ này thiếu hụt natri nghiêm trọng.

Muối thường được xem là “kẻ thù” của mạch máu, bởi khi thiếu hoặc thừa natri, nó sẽ gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì muối thường gây hại cho sức khỏe nên một số người tránh sử dụng nó.

Mới đây, một phụ nữ 50 tuổi ở Đài Loan không nêm muối vào chế độ ăn của mình vì sợ bị phù nề và muốn giảm cân, không ngờ sau một thời gian, bà cảm thấy mệt mỏi, hồi hộp, tức ngực… Sau khi đi khám, bà mới biết mình bị hạ natri máu.

img

Ảnh minh họa.

Được biết, trường hợp của người phụ nữ này được chuyên gia dinh dưỡng Vương Chính Vĩ chia sẻ trên trang cá nhân của mình.

Người phụ nữ này bước vào phòng khám với vẻ mặt mệt mỏi, tiết lộ mình đang ăn theo phương pháp nhịn ăn do một người bạn giới thiệu để giảm cân. Sau một thời gian, bà bị sụt ký, cả người mệt mỏi, tim đập nhanh, hay khát nước… Bà thốt lên rằng: “Có phải tôi sắp chết không?”.

Bác sĩ Vương xem qua hồ sơ của bà thì phát hiện chế độ ăn hoàn toàn không có muối. Người phụ nữ này tin rằng, uống nhiều nước sẽ tốt cho sức khỏe nên trung bình uống tới 6 – 7 lít một ngày.

Sau khi nghe bệnh nhân kể các triệu chứng, Bác sĩ Vương yêu cầu tới bệnh viện kiểm tra chi tiết hơn thì xác nhận đúng là do hạ natri máu gây ra.

img

Bác sĩ Vương  nói rằng, ion natri rất cần thiết cho cơ thể, nhưng việc uống quá nhiều nước sẽ làm loãng lượng natri trong cơ thể, sẽ rất gây hại. Bổ sung một lượng lớn nước tinh khiết trong thời gian ngắn sẽ làm giảm nồng độ các chất điện giải như natri, kali, magie trong cơ thể.

Đặc biệt, khi không bổ sung muối dễ gây ra hiện tượng “mất nước tự phát” do mất cân bằng điện giải, các triệu chứng điển hình như mệt mỏi, nhức đầu, nôn mửa, chán ăn, hay khát nước, khó thở và các triệu chứng khác tương tự như hạ natri máu.

Natri đóng nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể Bác sĩ Vương  đã chia sẻ 5 tác dụng của natri dưới đây, và kêu gọi mọi người nên có một chế độ ăn uống cân bằng thay vì cắt giảm hoàn toàn muối trong bữa ăn hằng ngày.

img

1. Duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể

Hầu hết natri của cơ thể được tìm thấy trong máu và chất lỏng xung quanh các tế bào. Natri đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp, nhưng tiêu thụ quá nhiều natri có thể làm tăng huyết áp.

2. Duy trì chức năng bình thường của dây thần kinh và cơ

Các ion natri đóng một vai trò quan trọng trong sự co cơ và dẫn truyền xung thần kinh.

3. Kiểm soát sự hấp thụ đường glucose

Natri giúp tạo điều kiện hấp thu glucose vào tế bào. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chế độ ăn ít muối có liên quan đến tăng đề kháng insulin, làm tăng lượng đường trong máu và insulin, có thể dẫn tới bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh nghiêm trọng khác.

img

4. Duy trì cân bằng axit-bazơ

Natri điều chỉnh độ pH của cơ thể bằng cách thay đổi tỷ lệ photphat trong cơ thể, kiểm soát phản ứng của thận và tần suất đi tiểu.

5. Cải thiện chức năng não

Bộ não rất nhạy cảm với những thay đổi về lượng natri trong cơ thể. Tình trạng lú lẫn và thờ ơ là những triệu chứng của tình trạng thiếu natri. Nếu sử dụng lượng muối phù hợp giúp đầu óc luôn nhạy bén. Natri là khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của não bộ.

Bác sĩ Vương cho biết, lượng muối được khuyến nghị hằng ngày cho người lớn không nên vượt quá 2.400 mg. Nếu đổ mồ hôi nhiều và là vận động viên, bạn có thể tăng lượng natri tùy theo tình hình.

Nguồn cung cấp natri chủ yếu là muối ăn, nên mua muối có hàm lượng natri thấp, thành phần chính là natri clorua và kali clorua. Cả ion natri và kali đều là chất điện giải cần thiết cho cơ thể con người. Thêm natri vào chế độ ăn, súp và nước uống có thể duy trì sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.