MTCO là kết quả của sự hợp tác giữa Campuchia, tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp nhất vùng Mê Kông trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn |
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) sáng nay 13/6 cho hay, tại cuộc thi được tổ chức tại Luang Prabang, Lào, ban tổ chức Vườn Ươm Khởi nghiệp Mê Kông (MIST) đã bình chọn được 4 start-ups cho giải thưởng Đổi mới.
Theo đó, GoP, một start-up công nghệ đến từ Myanmar, đã đạt giải thưởng cao nhất với phần thưởng là 10.000 USD.
Chameleon City đến từ Việt Nam cùng với Artisan Orgigin by TAEC, một doanh nghiệp xã hội đến từ CHDCND Lào cùng với Camboticket từ Campuchia là 3 start-ups công nghệ, được nhận giải thưởng trị giá 7.000 USD cho mỗi đội.
Ngoài ra, thêm hai nhóm đại diện khác của Việt Nam là Nguyễn Thị Hương Liên và Nguyễn Thị Thu đến từ I love Asia Tour và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Morning Rooms cũng đã giành giải thưởng Nữ lãnh đạo tiên phong của Sáng kiến hỗ trợ Phụ Nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh (WISE).
Ông Jens Thraenhard, Giám đốc Văn phòng điều phối du lịch Mê Kông và đồng tổ chức Diễn đàn Du lịch Mê Kông cho hay, MIST đặc biệt ở cách thức mà ở đó nó giúp những start-ups du lịch trong Tiểu vùng sông Mê Kông hòa nhập vào một hệ sinh thái khởi nghiệp với định hướng tập trung vào sự phát triển du lịch bền vững.
“Những doanh nghiệp khởi nghiệp mà tôi đã gặp ở MIST đã thuyết phục tôi rằng ngành công nghiệp du lịch ở khu vực này sẽ có một tương lai rất tươi sáng”, ông Jens Thraenhard nói.
Được biết, MIST, viết tắt của Sáng kiến Hỗ trợ Khởi nghiệp Du lịch vùng Mê Kông, đượcthành lập từ năm 2016 bởi Văn phòng Điều phối Du lịch vùng Me Kông (MTCO) và Sáng kiến Hỗ trợ Khu vực Tư nhân vùng Mê Kông, một tổ chức hỗ trợ kỹ thuật được tài trợ bởi Chính phủ Úc và ADB.
MIST có hai chương trình là Vườn Ươm Khởi nghiệp dành cho các start-ups vẫn đang ở trong những giai đoạn đầu tiên tại Campuchia, Lào, Mynamar và Việt Nam. Chương trình thứ hai có tên Tiếp cận thị trường, dành cho các start-ups đã có chỗ đứng nhất định từ khắp nơi trên thế giới nhưng mong muốn thông qua MIST để địa phương hóa sản phẩm và giải pháp của mình nhằm phù hợp hơn với thị trường Tiểu vùng sông Mê Kông. Trong năm 2017, MIST đã nhận tới 250 hồ sơ đăng ký.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận