• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Sửa luật để tránh “vênh” với Công ước giao thông quốc tế

23/03/2015, 16:01

Việt Nam tham gia đầy đủ 7 công ước quốc tế liên quan đến vấn đề ATGT, tạo thuận lợi cho vận tải người...

62
Ông Nguyễn Văn Thạch

Tuy nhiên, hiện còn nhiều điểm vênh nhau giữa Luật GTĐB với Công ước quốc tế về giao thông đường bộ và Công ước biển báo, tín hiệu đường bộ. Ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) trao đổi với Báo Giao thông xung quanh vấn đề này.

Cấm triệt để hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe

Ông có thể nói rõ những quy định khác biệt giữa Luật GTĐB và Công ước quốc tế về GTĐB và biển báo, tín hiệu đường bộ?

Luật GTĐB của ta chỉ quy định người lái xe và người ngồi phía trước phải thắt dây an toàn, còn ngồi ở các vị trí khác chưa có quy định này. Hơn nữa, luật chỉ quy định đối với các xe có dây an toàn thì phải thắt dây an toàn chứ không quy định tất cả các xe ô tô phải thực hiện. Tuy nhiên, Công ước lại quy định tất cả các xe ô tô phải có dây an toàn và người ngồi trong xe tại tất cả các vị trí đều phải thắt dây an toàn.

"Hiện nay, tiêu chí bằng lái xe của Việt Nam cũng tương đối phù hợp với Công ước quốc tế. Còn tiêu chí bằng lái quốc tế, Việt Nam đang dự kiến cấp qua mạng có thể đi được 85 nước cũng đã theo tiêu chí này rồi. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề luật trong nước vẫn khác biệt hoặc chưa có quy định so với công ước”.

Ông Nguyễn Văn Thạch
Vụ trưởng Vụ ATGT

Cùng đó, hiện luật của ta chỉ quy định cấm người đi mô tô, xe gắn máy sử dụng điện thoại. Nhưng đối với ô tô lại chưa rõ ràng quy định này. Tuy nhiên, Công ước lại cấm triệt để hành vi dùng tay để sử dụng điện thoại. Vì theo nghiên cứu, khi anh nghe điện thoại trong lúc điều khiển phương tiện sẽ dẫn đến bị phân tâm và phản ứng chậm hơn.

Khi Việt Nam gia nhập công ước quốc tế có trường hợp luật khác biệt với công ước sẽ ưu tiên áp dụng công ước. Về mặt lý thuyết, ta hoàn toàn có thể áp dụng theo công ước, nhưng về mặt kỹ thuật, cần nghiên cứu kỹ hơn.

Còn nhiều điểm khác biệt nữa, nhưng chúng tôi kiến nghị sẽ để lại cho đến khi sửa đổi luật. Đơn cử như Công ước quy định ở nơi không có hè đường, không có lề đường, người đi bộ được phép đi xuống lòng đường. Nhưng phải đi ngược chiều xe chạy. Ở ta quy định phải đi bên phải, nhưng công ước lại cho phép đi ngược chiều xe chạy để có thể quan sát được dòng xe đi ngược chiều để tránh rủi ro bị TNGT. Điều này cần nghiên cứu để đưa vào Luật GTĐB.

Vậy ta sẽ phải làm gì để khắc phục độ “vênh” với công ước?

Đầu tháng 3 vừa qua, chúng tôi đã tổ chức hội thảo ở Quảng Ninh về những vướng mắc này và đã trình Bộ trưởng GTVT thành lập nhóm nghiên cứu và so sánh sự khác biệt cụ thể để từ đó kiến nghị sửa đổi Luật GTĐB cho phù hợp Công ước. Đơn cử như quy định ngồi trên xe ô tô phải thắt dây an toàn, tới đây ta phải yêu cầu tất cả các xe phải trang bị bộ phận này. Đối với những xe sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu mới sẽ quy định phải được lắp dây an toàn. Quy định này cũng sẽ được tính toán lộ trình để đưa vào luật.

Công ước quy định người sử dụng rượu bia vượt quá giới hạn cho phép không được điều khiển phương tiện. Nhưng giới hạn cho phép đối với mỗi nước lại khác nhau. Phổ biến các nước là cấm vượt quá 50 mg/100ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở. Nhưng mức xử phạt lại khác nhau. Đa phần các nước phát triển kết hợp cả phạt tiền và hình sự.

61
Quy định xử phạt hành vi sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện ở nước ta so với Công ước khác nhau cả về nồng độ và mức xử phạt - Ảnh: Khánh Linh

Cần có thời gian để người dân làm quen

Khi thực hiện các công ước này, Việt Nam sẽ được lợi ích gì?

Lợi ích là rất rõ. Công ước được thực hiện theo quy tắc chung nên khi người nước ngoài đưa phương tiện vào đây hoạt động cũng phải theo quy tắc chung sẽ có tác động tích cực đến ATGT. Ngược lại, khi ta đưa phương tiện ra nước ngoài hoạt động cũng theo quy tắc chung và dễ hòa nhập, nhìn biển báo là hiểu ngay để đi lại thuận tiện hơn.

Để hưởng ứng Thập kỷ hành động vì ATGT 2011-2020, Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên hợp quốc (UNESCAP) đã kêu gọi các nước phải tham gia 7 Công ước quốc tế liên quan đến vấn đề ATGT, tạo thuận lợi cho vận tải người và hàng hóa qua lại giữa các nước. Trong đó có 2 Công ước Giao thông đường bộ và Công ước Biển báo tín hiệu đường bộ được các nước thông qua tại Viên (Áo) năm 1968. Năm 2011, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng GTVT các nước châu Á Thái Bình Dương lần thứ 3, trong Tuyên bố chung các Bộ trưởng đã gia nhập 7 công ước này. 

Đặc biệt cuối năm nay, ta gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ tạo thuận tiện lớn trong giao thông. Ai có bằng lái xe ở Việt Nam sẽ được phép lái xe ở các nước tham gia Hiệp định. Hơn nữa các quy tắc, biển báo giao thông... đồng nhất nên đi lại rất dễ dàng.

Điều khó nhất khi triển khai thực hiện những Công ước này là gì, thưa ông?

Khó nhất là các quy tắc giao thông đã định hình từ trước khiến người dân quen rồi, nay phải điều chỉnh theo Công ước nên cần phải có thời gian tuyên truyền và để người dân làm quen. Chúng tôi phải nghiên cứu và đánh giá thực hiện Luật GTĐB xem còn bất cập ở đâu để kiến nghị Quốc hội sửa đổi theo hướng đồng nhất và trùng hợp với Công ước. Chỉ trừ một số điều ta bảo lưu để phù hợp với thực tế giao thông tại Việt Nam, còn lại cơ bản sẽ phải sửa.

Có nghĩa, mức độ sửa Luật GTĐB cũng không nhiều?

Đúng vậy. Bởi quá trình xây dựng luật, chúng ta cũng đã tham khảo nhiều công ước quốc tế, ta có tham gia các hiệp định song phương và đa phương. Mặc dù cuối tháng 8 năm ngoái ta mới chính thức trở thành thành viên của Công ước nhưng nhiều phụ lục ta đã gián tiếp thực hiện rồi.

Một số người trước khi đi du học nước ngoài thường thi bằng lái xe trong nước để sang đó có thể lái xe luôn. Quan điểm của họ thường là thi bằng lái ở ta dễ hơn và có phần lỏng lẻo?

Theo tôi quy định thi bằng lái của ta cũng đã rất chặt chẽ, chỉ có điều thực hiện không nghiêm thôi, nhiều quy trình đang bị cắt xén. Chúng tôi đang kiến nghị sửa đổi Thông tư 46 về đào tạo và cấp bằng lái xe. Sẽ siết chặt hơn nữa quy trình này.

Cảm ơn ông!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.