Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan trả lời phỏng vấn sau tin đảo chính. (Ảnh: Reuters) |
Vụ đảo chính quân sự, với việc các binh sĩ quân đội tiến hành đảo chính đã chiếm giữ nhiều điểm chiến lược ở thủ đô Ankara và thành phố Istanbul. Cho thấy bất ổn và thất vọng ngày càng tăng của Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời của Tổng thống không được lòng dân, ông Erdogan.
Tờ Guardian nhận định, bối cảnh của một chuỗi các vụ tấn công khủng bố gây ra bởi Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và lực lượng PKK người Kurd, cũng như sự leo thang của cuộc chiến ở nước láng giềng Syria bước sang năm thứ 6, được cho là nguyên nhân chính của cuộc đảo chính này.
Hồi đầu tháng 6, đã có 11 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương nặng trong vụ đánh bom xe ở trung tâm thành phố Istanbul. Và chỉ hai tuần sau đó, một vụ đánh bom tự sát tại sân bay quốc tế Istanbul đã xảy ra khiến ít nhất 42 người chết và hơn 200 người khác bị thương.
Việc Tổng thống Erdogan kiên quyết thực hiện các quan điểm, lập trường Hồi giáo cứng rắn và ngày càng độc đoán của mình đã gây ra ái ngại đặc biệt trong quân đội. Quan điểm của Tổng thống đã khiến đất nước phân cực, chia rẽ, gây căng thẳng sắc tộc và giáo phái.
Mặt khác, ông Erdogan đã can thiệp quá sâu vào cuộc khủng hoảng tại nước láng giềng Syria, phản đối Tổng thống Assad và ủng hộ nhóm chiến binh Hồi giáo đối lập lật đổ ông Assad, đã vấp phải sự phản đối của những người ủng hộ hòa hiếu trong quan hệ với Syria.
Không những thế, việc tiếp diễn các cuộc xung đột với PKK sau 2 năm ngừng chiến khiến vấn đề ngày càng phức tạp hơn nữa.
Những chuyên gia nghiên cứu tình hình Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã cảnh báo rằng, vấn đề người Kurd có thể gây lên mâu thuẫn quân sự, đồng thời cũng cảnh báo khả năng xảy ra đảo chính.
Tờ Gonul Tol cho biết: “Quân đội có thể sẽ hành động nếu cuộc chiến giữa PKK và nhà nước ngày càng căng thẳng; bạo lực quần chúng ở các trung tâm đô thị phía Tây, có thể dẫn đến sự sụp đổ an ninh và tình trạng suy thoái kinh tế lớn nếu Chính phủ tiếp tục trở nên độc tài”.
Tờ báo cũng nhấn mạnh, hoàn cảnh này có thể gây ra các cuộc biểu tình chống chính phủ lớn. Đặc biệt, nếu Tổng thống Erdogan sử dụng biện pháp trấn áp tàn bạo bằng cảnh sát, gây ra thêm hỗn loạn và đổ máu thì công chúng có thể yêu cầu giới tướng lĩnh phải hành động.
Nhưng ngay cả trong tình huống nguy hiểm và không mong muốn đó, các tướng lĩnh sẽ nghiêng về can thiệp bằng biện pháp chính trị hơn là dùng quân sự để gây sức ép buộc chính phủ từ chức.
Đảo chính quân sự được xem là một “yếu tố” thường gặp trong đời sống Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, từ nửa cuối thế kỷ 20, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành 4 cuộc đảo chính vào các năm 1960, 1971, 1980 và 1997 để lật đổ chính phủ hoặc có những can thiệp lớn vào nền chính trị.
Xem thêm video:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận