Dưới đây là 3 món ăn hoàng gia nổi tiếng của các thời kỳ khác nhau trong triều đại nhà Thanh (1644 - 1912) và những câu chuyện đằng sau chúng.
1. Thái hậu Từ Hi và món lẩu hoa cúc
Vào năm 1279, khi những người lính Mông Cổ đang nghỉ ngơi và chuẩn bị thức ăn, đột nhiên nghe thấy tiếng trống đập nhanh báo hiệu kẻ thù đang đến gần. Những người lính đói khát ngay lập tức ném tất cả thịt bò và thịt cừu, rau vào nước sôi và ăn chúng rất nhanh để lấp đầy dạ dày trước khi vào trận chiến. Và có lẽ đây chính là nguồn gốc món lẩu Trung Quốc, món ăn phổ biến hiện nay ở nhiều nước châu Á khi vào mùa đông.
300 năm sau, dưới triều đại nhà Thanh, bộ phận chịu trách nhiệm nấu thức ăn cho gia đình hoàng đế đã thêm một món lẩu vào mỗi bữa ăn trong những tháng mùa đông để giữ ấm cho các thành viên hoàng gia.
Chúng ta đều biết Thái hậu Từ Hi (1835 - 1908) nổi tiếng với lối sống xa hoa và thường bị ám ảnh bởi vẻ ngoài xinh đẹp. Để cố gắng giữ tuổi trẻ và nhan sắc bà thường rất thận trọng về thói quen ăn uống của mình. Có 3 thứ mà Thái hậu Từ Hi thường xuyên ăn và coi đó là những thủ thuật làm đẹp quý giá của mình: sữa mẹ, bột ngọc trai và hoa cúc.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, việc tiêu thụ hoa cúc giúp giải phóng độc tố hàng đầu, giải nhiệt trong cơ thể và nuôi dưỡng làn da. Do đó, Thái hậu Từ Hi luôn ra lệnh cho những người hầu của mình hái hoa cúc tươi mỗi ngày trong thời gian mùa đông và rắc cánh hoa vào nồi lẩu sôi.
Chiếc nồi được sử dụng trong hoàng cung nhà Thanh để làm lẩu trong thời trị vì của Hoàng đế Hàm Phong chồng của Hoàng hậu Từ Hi.
2. Hoàng đế Khang Hy và món cá trích hilsa
Kể từ thời nhà Minh (1368-1644), loại cá trích hiếm, quý hilsa được coi là sản vật quý từ vùng gia tô mang cống nạp cho nhà bếp của hoàng đế. Đến nay, món ăn ngon này vẫn rất được ưa chuộng và là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của ẩm thực Thượng Hải.
Các trích hilsathường xuất hiện giữa bờ biển Trung Quốc, đặc biệt là ở các khu vực cửa sông nơi các con sông gặp biển.Thượng Hải, nằm cạnh tỉnh Giang Tô, ở cửa sông Dương Tử và dọc theo bờ biển Hoa Đông, do đó là nơi sinh sản phổ biến của cá trích hilsa.
Loại cá này thường được hấp và ăn kèm với giăm bông khô, nấm và măng. Hilsa được nấu chín mà không loại bỏ vảy, vì chúng tỏa ra mùi thơm béo ngọt đặc biệt. Cá có thịt ngon ngọt, mềm và có giá trị dinh dưỡng cao. Không giống như một số loài cá, có thể sống không ngâm nước trong một thời gian, cá trích hilsa chết rất nhanh nếu bị bắt ra khỏi sông hoặc biển.
Vì vậy, để giữ cá được tươi ngon khi đến bàn ăn cho hoàng đế, nhiều trạm cung cấp với những ngôi nhà băng đã được thiết lập dọc theo tuyến đường. Hàng ngàn người cưỡi ngựa phải chạy liên tục, không ngừng nghỉ, ngày và đêm, lên xuống địa hình đồi núi, cho đến khi con cá đã đến được Tử Cấm Thành vẫn còn ngáp, thương vong xảy ra rất nhiều. Sau đó nhờ Hoàng đế Khang Hy nhân từ (1654-1722), việc cống nạp này mới được chấm dứt.
3. Hoàng đế Càn Long và món vịt bát vị
Nếu bạn đã đến thăm Cung điện mùa hè ở Bắc Kinh, bạn có thể nhận thấy rằng có một khu vực tên là Phố Tô Châu, được mô phỏng theo thị trấn Tô Châu thuộc vùng Giang Nam. Con đường được xây dựng vào năm 1761vào năm thứ 26 trị vì của Hoàng đế Càn Long, như một món quà đánh dấu ngày sinh nhật của hoàng hậu và kỷ niệm chuyến du lịch gia đình đến vùng Giang Nam.
Trong thời gian trị vì 60 năm của Hoàng đế Càn Long, ông đã thực hiện các chuyến du lịch tới vùng Giang Nam 6 lần. Dường như vị hoàng đế này không chỉ yêu phong cảnh đẹp như tranh vẽ ở đó, mà ưa chuộng cả ẩm thực của vùng đất này.
Tháng 1/ 1765 là chuyến đi thăm thứ 4 của Hoàng đế Càn Long tới đây. Khi đi ngang qua Tô Châu ông đã nếm thử nhiều món ăn địa phương nổi tiếng khác nhau. Trong số các món ngon, có một món ăn đặc biệt mà ông đánh giá cao nhất - món vịt bát vị, món ăn này sau đó đã trở thành một món ăn hoàng gia nổi tiếng.
Ngày nay, không khó để tìm thấy món ăn nổi tiếng này trong thực đơn tại một số nhà hàng Trung Quốc. Phương pháp để chuẩn bị món ăn rất tốn thời gian và công sức, có thể mất đến 5 giờ để hoàn thành.Thử thách thử nghiệm nhất đối với một đầu bếp phải chuẩn bị món ăn là loại bỏ toàn bộ xương ra khỏi con vịt mà không làm hỏng da.
Điều này rất quan trọng vì thịt vịt bị mất da sẽ hấp thụ nhiều dầu trong khi chiên dẫn đến toàn bộ món ăn trở nên rất béo và nặng bụng khi ăn. Sau khi tất cả nội tạng đã được loại bỏ, đầu bếp sau đó sẽ nhét 8 nguyên liệu đặc biệt vào bên trong con vịt và khâu lại trước khi nó được chiên giòn.
Vịt chiên sau đó tiếp tục được hầm trong khoảng 90 phút cho đến khi món nhồi đã ngấm hoàn toàn nước sốt từ vịt, khiến thịt vịt mềm và đầy hương vị đến nỗi nó gần như có thể tan chảy trong miệng.
Ngày nay, 8 thành phần được nhồi vào trong vịt không phải là các nguyên liệu quý báu, khan hiếm như thời xưa nữa. Chúng được tùy thuộc theo khu vực và sở thích cá nhân. Thuông thường nhất chúng có thêm lòng đỏ trứng muối, gạo nếp, hạt dẻ để biến thành một món ăn ấm áp mùa đông rất ngon miệng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận