• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Tận dụng “giờ vàng” cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông

21/12/2015, 06:33

Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cấp cứu là thiếu nguồn lực và tổ chức cấp cứu TNGT chưa tốt.

7

Đội ngũ cộng tác viên tham gia sơ cấp cứu sẽ giúp giảmtỷ lệ tử vong do TNGT (Ảnh: Đội Sơ cấp cứu - Hội Chữ thập đỏ quận 8, TP HCM diễn tập sơ cấp cứu) - Ảnh: HCTĐ

Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cấp cứu nạn nhân TNGT được TS. Phạm Thành Lâm (Phó Cục trưởng Cục Y tế GTVT) nêu ra tại Hội nghị “ATGT đường bộ cao tốc - thực trạng và giải pháp” mới đây là thiếu nguồn lực và tổ chức cấp cứu TNGT chưa tốt. Nếu nhanh chóng tiếp cận, cứu chữa kịp thời các vụ TNGT sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong, giảm chi phí, gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Khó kịp “giờ vàng”cấp cứu nạn nhân TNGT

Theo TS. Phạm Thành Lâm, cấp cứu y tế là hoạt động nhằm can thiệp nhanh, kịp thời để cứu sống, hồi phục chức năng sống, hạn chế di chứng lâu dài cho nạn nhân. Khoảng thời gian một giờ đầu tiên sau khi bị tai nạn được coi là “giờ vàng” để cấp cứu nạn nhân. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, có 50% số nạn nhân thường tử vong do chấn thương xảy ra tức thì tại nơi gặp tai nạn, 30% xảy ra trong ba, bốn giờ sau đó và chỉ có 20% xảy ra trong giai đoạn điều trị ở bệnh viện.

Cũng theo TS. Lâm, khi xảy ra TNGT, để cấp cứu nạn nhân trong “giờ vàng” trước khi đến bệnh viện là rất khó. Bởi cấp cứu tại hiện trường phần lớn do người dân thực hiện, đa số không đạt yêu cầu về chuyên môn. Nhiều nạn nhân không được vận chuyển đến bệnh viện bằng xe cấp cứu chuyên dụng mà bằng các phương tiện như: Taxi, xe ôm, thậm chí bằng cả xe tải.

"TNGT tại Việt Nam gây tổn thất 2,89% GDP, tương đương 2 tỷ USD. Dự kiến năm 2020 là 5,6 tỷ USD. Số liệu thống kê về công tác sơ, cấp cứu của Cộng đồng châu Âu cho thấy, tỷ lệ tử vong có thể giảm 15% - 20% nếu công tác sơ, cấp cứu được làm đúng và kịp thời. Ủy ban ATGT Quốc gia luôn đánh giá cao tầm quan trọng của công tác sơ, cấp cứu đối với nạn nhân TNGT”.

Ông Khuất Việt Hùng
Phó Chủ tịch chuyên trách
Ủy ban ATGT Quốc gia

“Rất nhiều trường hợp, khoảng thời gian “giờ vàng” này chưa được tận dụng triệt để. Nghiên cứu của Bệnh viện Quân y 103, chỉ có trên 60% nạn nhân TNGT được chuyển đến bệnh viện trong 6 giờ đầu, trong đó có đến hơn 8% đến bệnh viện sau 72 giờ”, TS. Lâm cho biết.

Đề cập nguyên nhân của tỷ lệ nạn nhân TNGT được sơ, cấp cứu trước khi đến bệnh viện còn thấp, PGS. TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng, hiện nay hệ thống cấp cứu TNGT chủ yếu tập trung ở các bệnh viện trong khi hệ thống cấp cứu ngoại viện (ở nhà, cơ quan, ngoài đường…) chưa được quan tâm, đầu tư hợp lý. Thực tế, việc cấp cứu TNGT đường bộ trong thời gian qua chủ yếu dựa vào cộng đồng. Sự tham gia của hệ thống cấp cứu 115 rất hạn chế. Năng lực sơ, cấp cứu, điều trị cho nạn nhân TNGT của các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện dọc các quốc lộ chưa đáp ứng được yêu cầu. Cấp cứu tại hiện trường chủ yếu do người đi đường thực hiện, chiếm hơn 90%, tỷ lệ được nhân viên y tế cấp cứu chỉ chiếm gần 5%. Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân chưa có hệ thống đào tạo chuyên ngành cấp cứu trước bệnh viện.

“Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tổ chức cấp cứu TNGT trên mạng lưới đường bộ cao tốc đến năm 2020, với mục tiêu chung vận chuyển người bị nạn nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất một cách an toàn, hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng cho nạn nhân. Tuy nhiên, quyết định trên mới chỉ đề cập đến việc tổ chức sơ cấp cứu trên các tuyến đường cao tốc, trong khi ở các địa phương, TNGT nghiêm trọng xảy ra trên các tuyến quốc lộ trọng điểm luôn chiếm tỷ lệ lớn”, PGS. TS. Khuê nói.

Cần đào tạo kiến thức sơ cấp cứu cho lái xe

Cũng theo PGS. TS. Lương Ngọc Khuê, nhanh chóng tiếp cận, cứu chữa kịp thời được xem là “phương thuốc” giảm tỷ lệ tử vong cao và thương tật do chấn thương, hạn chế hậu quả, di chứng lâu dài, giảm chi phí và gánh nặng cho gia đình và xã hội. Việc sơ cứu ban đầu nếu có nhân viên y tế là tốt nhất, nhưng không nhất thiết hoàn toàn phải là cán bộ y tế. Việc cấp cứu quan trọng là phải kịp thời và đúng cách nên có thể tổ chức đội ngũ cộng tác viên là các lực lượng luôn có mặt trên đường như: CSGT, xe ôm, lái xe taxi hoặc người dân sống ven đường...

“Về trang thiết bị cấp cứu ban đầu, trong vòng 15 km ít nhất sẽ phải có một xe cứu thương phục vụ cho ít nhất ba trạm cấp cứu. Trung tâm cấp cứu của tỉnh hoặc tương đương có nhiệm vụ điều hành đội xe cấp cứu, đảm bảo 10 - 15 phút sau khi được thông báo tai nạn có thể tiếp cận nơi xảy ra tai nạn”, PGS. TS. Khuê đề xuất.

TS. Phạm Thành Lâm cho rằng, nâng cao năng lực cấp cứu cho các bệnh viện các địa phương dọc các tuyến đường bộ là yêu cầu cấp bách hiện nay giúp hạn chế ảnh hưởng của TNGT. Trong đó, không chỉ chú trọng đào tạo kiến thức về tổ chức cấp cứu, kỹ năng cấp cứu cho nhân viên y tế mà còn phải đầu tư trang bị, phương tiện cũng như xây dựng phương án đối phó khi có TNGT đặc biệt nghiêm trọng xảy ra. Bên cạnh đó, những người đầu tiên tiếp xúc với nạn nhân TNGT cần phải biết kỹ năng sơ, cấp cứu để hỗ trợ kịp thời.

“Sau hơn một năm Bộ GTVT tiến hành thử nghiệm giải pháp Trạm thường trực cấp cứu trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương giai đoạn 2014 - 2015 đã thực hiện tốt khâu sơ cấp cứu, vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế để điều trị, qua đó đã giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong do TNGT. Theo đó, đã cấp cứu được 80,4% nạn nhân, trong khi năm 2013 chỉ 69,6%. Việc sơ, cấp cứu ban đầu ở trạm cấp cứu trên đường cao tốc bước đầu có hiệu quả, mở hướng triển khai rộng rãi trong tổ chức hệ thống cấp cứu TNGT ban đầu”, TS. Lâm thông tin.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.