Một nguồn tin đáng tin cậy đã xác nhận thông tin này với Báo Giao thông.
Thêm nữa, ngay chiều nay (20/3), vào lúc 17h, Bộ Công thương cũng sẽ họp báo để thông tin cụ thể hơn về vấn đề này.
Trước đó, theo báo cáo về kịch bản điều hành giá điện năm 2019 của Bộ Công thương, trên cơ sở các phương án giá điện EVN tính toán, Bộ Công thương sẽ phối hợp với Tổng cục Thống kê để đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến các chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Đồng thời, Bộ cũng đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến các ngành nghề sản xuất tiêu thụ điện lớn như: sắt thép, xi măng. Qua đó, sẽ xem xét, đánh giá và đề xuất với Chính phủ để điều chỉnh giá điện ở mức độ phù hợp.
Tính từ 2010 tới nay đã có 7 đợt tăng giá điện, trong đó lần gần nhất vào cuối năm 2017, lần tăng giá điện gần nhất được đưa ra vào tháng 12/2017.
Từ đó tới nay, dù kết quả kinh doanh mảng điện của EVN không được như mong muốn nhưng với yêu cầu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên Chính phủ đã lùi thời điểm tăng giá điện sang 2019.
Theo số liệu từ Bộ Công thương, năm 2017, sản lượng điện thương phẩm là 174.65 tỷ kWh. Chi phí sản xuất kinh doanh là 291.278,46 tỷ đồng. Trong đó, chi phí khâu phát điện chiếm chủ yếu, 220.915,64 tỷ đồng. Doanh thu bán điện năm 2017 là 289.954,78 tỷ đồng. Kinh doanh hoạt động sản xuất điện lỗ 1.323,86 tỷ đồng.
Bộ Công thương cho biết, chi phí đầu vào cho sản xuất điện như: than đá, dầu đều tăng giá. Nguồn khí cấp cho phát điện cũng đến giới hạn khai thác...
Chính vì vậy, giá điện cần được điều chỉnh để bớt khó khăn cho hiệu quả kinh doanh và hoạt động của ngành Điện hiện nay.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận