Cựu Thủ tướng Thái LanYingluck Shinawatra tại một điểm bỏ phiếuhôm 7/8 |
Hôm qua (7/8), Thái Lan tiến hành trưng cầu dân ý về dự thảo hiến pháp mới. Đây là cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về hiến pháp mới tại nước này và nếu được thông qua sẽ là bản hiến pháp thứ 20 trong lịch sử Thái Lan, theo BBC.
Cụ thể, người dân sẽ trả lời 2 câu hỏi: 1. Có đồng ý với dự thảo hiến pháp mới hay không?; 2. Thượng viện có được phép tham gia bầu chọn Thủ tướng mới với Hạ viện hay không? Trong trường hợp đại đa số cử tri đồng thuận, dự thảo sẽ trở thành hiến pháp. Ngược lại, quân đội vẫn sẽ nắm quyền.
Sau cuộc đảo chính thành công năm 2014, Hội đồng Quốc gia vì trật tự và hòa bình (NCPO) thuộc quân đội Thái Lan đã bỏ hiến pháp cũ và soạn dự thảo hiến pháp mới. Theo Ủy ban Bầu cử Thái Lan (EC), các điểm bỏ phiếu đóng cửa lúc 16h và trước 21h ngày 7/8 sẽ có kết quả kiểm phiếu sơ bộ. Kết quả chính thức sẽ được công bố trong vòng 3 ngày sau đó. EC cũng dự kiến 80%, tức khoảng 40,4 triệu trên tổng số 50,5 triệu cử tri tham gia bỏ phiếu.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cũng có mặt tại một điểm bỏ phiếu ở Thủ đô Bangkok ngày 7/8. Ông cho biết: “Tôi tham gia bỏ phiếu vì hôm nay là một ngày quan trọng đối với tương lai đất nước”. Khoảng 200.000 cảnh sát Thái Lan đã được triển khai để đảm bảo trật tự cho cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo hiến pháp mới này.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận