Mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ nhiễm bệnh do ăn tiết canh lợn, nhưng tình trạng người dân cố tình ăn rồi nhiễm bệnh vẫn diễn ra.
Bộ Y tế khuyến cáo tuyệt đối không ăn các thực phẩm sống từ lợn nhằm phòng tránh nhiễm khuẩn liên cầu lợn |
Mới đây Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương lại vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân trong tình trạng rất nguy kịch do ăn tiết canh lợn. Đó là bệnh nhân Lương Văn Ô. (Quan Hoá, Thanh Hoá), được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên trong tình trạng sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn, ý thức lơ mơ.
Theo người nhà bệnh nhân, nguyên nhân là gia đình đã cố tình mổ, ăn thịt lợn đã chết, thậm chí chính ông Ô. còn ăn cả tiết canh. Tại Bệnh viện, mặc dù đã điều trị đến ngày điều trị thứ 4, tình trạng viêm nhiễm của ông Ô. có giảm nhưng tình trạng rối loạn chức năng chuyển hoá của cơ thể vẫn chưa được cải thiện nhiều.
Còn trường hợp thứ 2 là bệnh nhân Vũ Mạnh Q. (Lĩnh Nam, Hà Nội) ăn tiết canh và nhập viện trong tình trạng rất nặng. Theo người nhà bệnh nhân, trước khi nhập viện, ông và gia đình có ăn tiết canh lợn. Ngay sau đó, ông Q. có biểu hiện sốt, nổi những vết tím ở chân, hôn mê sâu. Dù đã được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng tình trạng bệnh của ông Q. không thuyên giảm và nguy cơ tử vong cao.
Được biết trước đó không lâu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận 4 người nhiễm khuẩn liên cầu lợn do ăn tiết canh lớn, trong đó có bệnh nhân đã tử vong.
Trước thực trạng này, để chủ động phòng, chống bệnh, Bộ Y tế đã khuyến cáo mỗi người dân và cộng đồng cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không ăn tiết canh, nội tạng lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín; Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề; Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Bộ Y tế đề nghị: Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, lợn chết và tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định,
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận