Bồi thường theo năng suất
Trả lời câu hỏi này, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TGS (Đoàn luật sư Hà Nội) cho hay, khi dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa ban hành thì thực hiện thu hồi, bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Mô phỏng Vành đai 4 - vùng Thủ đô với đường trên cao, dưới thấp, tổng chiều rộng 120m2
Theo đó, Điều 90, Luật Đất đai 2013 quy định, khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại với cây trồng thì việc bồi thường được thực hiện như sau:
Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;
Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;
Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Luật sư Tuấn cho hay, khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường quy định từng trường hợp như sau:
Vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường; Vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
"Đã có quy định cụ thể, rõ ràng về việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng với cầy trồng vật nuôi. Do đó, các địa phương sẽ xác định từng nhóm đối tượng để thực hiện đền bù phù hợp. Điều quan trọng nhất hiện nay là, làm sao để đền bù, hỗ trợ được công bằng, đúng quy định và sát với thị trường. Chỉ khi thực hiện được như thế, người dân mới đồng thuận cao, không khiếu nại, khiếu kiện", ông Tuấn bày tỏ.
Hà Nội lập quy hoạch, khai thác quỹ đất hai bên Vành đai 4
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương.
Trong các nhiệm vụ được đặt ra, đáng chú ý là việc, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành và triển khai hiệu quả Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công tạo nguồn lực phát triển kinh tế xã hội thành phố; xây dựng Đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận các dự án đường giao thông trọng điểm để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Bên cạnh đó, sẽ đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; các quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh còn lại chưa phê duyệt; quy hoạch khai thác có hiệu quả quỹ đất hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống; quy hoạch xây dựng, cải tạo lại các chung cư cũ trên địa bàn thành phố; chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội.
“Tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; lập quy hoạch chi tiết hai bên các tuyến đường Vành đai 4, Vành đai 5 – Vùng Thủ đô để khai thác hiệu quả quỹ đất phụ cận các dự án hạ tầng kỹ thuật và hai bên đường tuyến đường để đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn thu cho ngân sách”, kế hoạch nêu.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận