Từ 1/1/2017, cơ sở rửa, sửa chữa ô tô, xe máy thuộc đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải |
Ngoài chuyện mức thu theo quy định tương đối hợp lý chỉ 10%, không gây quá nhiều ảnh hưởng đến túi tiền của người dân, việc “gây ô nhiễm phải trả tiền để xử lý ô nhiễm” phần nào cũng đã được thấu hiểu và đồng thuận.
Thực tế, phí BVMT nhằm mục đích khuyến khích các nhà sản xuất, kinh doanh đầu tư giảm thiểu ô nhiễm, thay đổi hành vi gây ô nhiễm theo hướng tích cực, có lợi cho môi trường. Ngoài ra, phí BVMT còn có mục đích khác là tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước để đầu tư, khắc phục cải thiện môi trường.
Thực tế, tại nhiều nước trên thế giới, khoản phí này được thu từ lâu với những tính toán chi tiết cho từng thông số ô nhiễm để người nộp phí phải “tâm phục, khẩu phục”. Theo nhiều chuyên gia, mức thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt sẽ chủ yếu nhằm mục đích nâng cao ý thức người dân về BVMT mà chưa phải là nhằm bù đắp chi phí xử lý nước thải gây ô nhiễm.
Trên thực tế, đa phần người dân cũng “thấu hiểu và đồng thuận” với việc thu phí nước thải. Có điều, đã nói là thu phí nước thải để xử lý nước thải gây ô nhiễm thì nên chăng, cơ quan chức năng “đã thu phí” thì cũng nên “xử lý nước thải” đến nơi đến chốn.
Ngay tại Thủ đô Hà Nội, hiện cũng chỉ mới có vài trạm xử lý nước thải sinh hoạt mang tính thí điểm. Trong thời gian tới, khi Nghị định mới của Chính phủ về phí BVMT có hiệu lực, nên chăng các cơ quan hữu quan cũng cần quan tâm hơn đến công tác này để quy định thu thu phí BVMT được mọi người dân đón nhận, ủng hộ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận