• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Thương binh cụt hai chân, chế xe cho người khuyết tật

11/03/2018, 08:03

Cụt hai chân nhưng thương binh Đinh Văn Cảnh đã chế ra hàng trăm chiếc xe cho người khuyết tật...

17

Ông Cảnh tại xưởng cơ khí của mình

Năm 1979, sau khi học xong THPT, ông Cảnh tình nguyện gia nhập vào lực lượng công an vũ trang. Sau đợt huấn luyện, ông được điều động sang Campuchia làm nhiệm vụ đánh đuổi quân Pol Pot. Tháng 9/1983, trong một trận đánh vào sào huyệt của địch, ông đạp phải mìn và vĩnh viễn để lại đôi chân trên đất bạn.

Trở về quê hương với cơ thể khuyết tật, hàng ngày nhìn cảnh bố mẹ già yếu vẫn còm cõi làm việc nuôi mình, ông Cảnh bèn tự đẩy chiếc xe lăn ba bánh Nhà nước cấp, len lỏi khắp các ngõ ngách trong chợ để buôn bán, chở hàng kiếm thêm thu nhập. Sau đó, ông nảy ra ý tưởng cải tiến chiếc xe lắc này thành chiếc xe máy ba bánh hộp số lùi để dễ dàng di chuyển. “Lúc đó, điều kiện kinh tế rất khó khăn, tôi phải mất 3 năm mua các linh kiện của chiếc xe máy cối đời 78 để chế chiếc xe cho riêng mình”, ông Cảnh cho hay.

Có sẵn kiến thức nghề cơ khí được đào tạo trong quân ngũ, ông đã mày mò suốt ngày đêm để lắp ghép các linh kiện lại với nhau. Ông đã phải lặn lội ra các tỉnh, thành phía Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng… chọn mua từng con ốc, cái đinh để về lắp ráp. Sau 3 năm nỗ lực, chiếc xe gắn máy 3 bánh cài hộp số lùi đã ra đời. “Giờ đây, tôi có thể đi lại dễ dàng hơn trên đôi chân của chính mình”, ông Cảnh nói.

Thấy chiếc xe thuận tiện, nhiều thương binh, người khuyết tật trong và ngoài tỉnh đã đến đặt hàng nhờ ông làm. Rồi từ đó, ông Cảnh sáng tạo thêm xe lăn tay, xe lắc có thể dùng điện và quay tay để phù hợp với tình trạng khuyết tật của từng người. Đến nay, ông đã chế ra hàng trăm chiếc xe ba bánh cho thương binh, người khuyết tật.

Xưởng cơ khí nhỏ ngay trước ngôi nhà ba tầng, gia đình ông Cảnh đang tạo công ăn việc làm cho 6 người khuyết tật cũng như lao động địa phương với mức lương 4-6 triệu/tháng/người.

Ông Lợi, một người khuyết tật làm việc tại xưởng cơ khí của ông Cảnh nói: “Trước đây, tôi chưa từng nghĩ mình có thể làm việc kiếm tiền phụ giúp gia đình. Từ khi được anh Cảnh dạy nghề và tạo việc làm, tôi thấy cuộc đời này thêm ý nghĩa”.

Hiện, ông Cảnh đang tổ chức mở các lớp dạy nghề cơ khí, điện lạnh ngắn hạn cho những người khuyết tật tại địa phương và thành lập “Quỹ Hội người khuyết tật” để cùng nhau giúp đỡ những người kém may mắn vươn lên trong cuộc sống. “Tôi thấy những người khuyết tật đã chịu nhiều thiệt thòi. Bởi vậy, tôi muốn giúp họ có một cái nghề để ổn định cuộc sống”, ông Cảnh trải lòng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.