• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Tìm giải pháp “mềm” hạn chế lái xe uống rượu, bia

09/07/2015, 13:10

Nhiều ý kiến đòi hỏi phải đổi mới truyền thông về quy định sử dụng rượu, bia khi lái xe để giảm thiểu TNGT.

1.3
CSGT kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông - Ảnh: Khánh Hà

Từ đề xuất hình sự hóa

Chia sẻ tại hội thảo chuyên đề “Hành vi người điều khiển phương tiện khi sử dụng rượu, bia” do Diễn đàn ATGT Việt Nam tổ chức ngày 8/7 tại Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, từ năm 2012 đến nay, TNGT liên tục giảm mạnh cả về số vụ, số người chết và thương vong. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, năm 2014 số vụ TNGT có liên quan đến rượu, bia chiếm 36,5%, trong đó nữ giới chiếm 0,8%, nam giới chiếm 35,7%. Điều này cho thấy, cần tiếp tục có những giải pháp phù hợp hơn nữa để kéo giảm vi phạm và TNGT do lái xe sử dụng bia, rượu.

"Ủy ban ATGT Quốc gia đã đặt vấn đề in cảnh báo lên sản phẩm bia, rượu từ hai năm trước và đã có doanh nghiệp thực hiện, nhưng dòng chữ nhỏ. Đây được xem là bước khởi đầu, nhưng rõ ràng cần có bước tiến mạnh hơn nữa để giúp người uống chủ động hơn”.

Ông Nguyễn Trọng Thái
Chánh Văn phòng
Ủy ban ATGT Quốc gia

Ông Hoàng Đình Ban, Trưởng khoa CSGT, Học viện Cảnh sát nhân dân cho rằng, việc phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý nồng độ cồn rất khó khăn, phức tạp và kết quả hạn chế. Vì thế, giải pháp lâu dài là phải hình sự hóa hành vi lái xe mà vi phạm nồng độ cồn gây ra TNGT.

“Chúng tôi hóa trang đi trên xe khách, xe tải đường dài nghe có lái xe nói rất phản cảm rằng, một mạng người chỉ cần đổi mấy chục triệu đồng là xong. Nếu xử lý không nghiêm sẽ ngày càng loạn. Cần hình sự hóa các hành vi sử dụng rượu, bia gây TNGT và về lâu dài cần sửa đổi Điều 202, Bộ luật Hình sự và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm nồng độ cồn để răn đe”, ông Ban nói.

Đồng tình với quan điểm hình sự hóa, ông Trần Hữu Minh, chuyên viên Ủy ban ATGT Quốc gia cũng như nhiều ý kiến khác cho rằng, uống rượu, bia quá mức khi lái xe là đe dọa nghiêm trọng tới quyền tự do, quyền được sống của người dân.

Đến “Marketing cộng đồng”

Ủng hộ quan điểm xử phạt nặng hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn khi lái xe nhưng nhiều ý kiến cũng cho rằng cần có các giải pháp “mềm” để tạo ý thức cho mọi người. Theo bà Trịnh Tú Anh, Chủ nhiệm bộ môn Quy hoạch và đô thị, Đại học Tôn Đức Thắng, bên cạnh các biện pháp mang tính cưỡng chế, cũng cần “marketing cộng đồng” - nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các chương trình giáo dục.

“Marketing cộng đồng là phương án rẻ nhất. Thuốc lá đã in hình cảnh báo tác hại, giờ cần đặt vấn đề trên sản phẩm rượu, bia có in hay không, in thế nào… Trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất rượu, bia ra sao?”, bà Tú Anh và một số đại biểu khác kiến nghị.

Ông Lê Văn Đạt, Phó giám đốc Trung tâm ATGT, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đề xuất: “Quy định các nhà hàng, nơi bán bia rượu phải có cảnh báo về nguy cơ đối với ATGT. Quy định ô tô phải lắp khóa “cồn”, giống như nước ngoài, đối với lái xe kinh doanh vận tải để nhận biết có sử dụng bia, rượu hay không”.

Còn ông Bùi Xuân Vinh, Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát VN cho rằng: “Vấn đề là người sử dụng chứ không phải do rượu, bia. Vì vậy, cần tiếp cận toàn diện hơn trong quản lý, truyền thông cộng đồng, như việc làm rõ “ngưỡng” uống nào là phù hợp với thể chất của người Việt Nam để cảnh báo, gắn với xử phạt với việc thông báo vi phạm về dòng họ, đoàn thể hoặc xử phạt bằng lao động công ích”.

Ông Anh Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức, Trường Đại học Việt Đức cũng cho rằng, cần in khuyến cáo trên sản phẩm giúp người muốn biết thông tin chủ động dừng uống trước khi vượt ngưỡng cho phép, giúp tham gia giao thông an toàn và tránh bị xử phạt. Còn đối với người uống theo kiểu “bất cần”, chỉ có thể áp dụng biện pháp xử phạt nặng. “Uống bia, rượu đã là nét văn hóa ẩm thực lâu đời nên có cấm chắc chắn cũng không được. Vì vậy, nên có chiến lược truyền thông sâu rộng trong nhân dân. Chẳng hạn nếu người vợ biết lo cho chồng, dặn chồng trước khi đi nhậu là phải đi xe ôm, taxi, có tác dụng hơn là việc người chồng sợ cảnh sát”, ông Anh Tuấn đồng tình quan điểm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.