Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 31/10 đến 16h ngày 01/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.598 ca nhiễm mới, trong đó 03 ca nhập cảnh và 5.595 ca ghi nhận trong nước (tăng 91 ca so với ngày trước đó) tại 49 tỉnh, thành phố (có 2.321 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (927), Bình Dương (682), Đồng Nai (657), Kiên Giang (469), Bạc Liêu (), An Giang (215), Sóc Trăng (194), Bình Thuận (167), Đắk Lắk (164), Tiền Giang (163), Tây Ninh (157), Cần Thơ (149), Bà Rịa - Vũng Tàu (109), Long An (100), Hà Giang (98), Đồng Tháp (89), Trà Vinh (72), Bình Phước (72), Phú Thọ (70), Cà Mau (68), Ninh Thuận (62), Hà Nội (57), Vĩnh Long (50), Bắc Ninh (50), Hậu Giang (47), Bến Tre (37), Thanh Hóa (34), Kon Tum (29), Lâm Đồng (25), Hà Nam (23), Thừa Thiên Huế (22), Nghệ An (22), Khánh Hòa (21), Gia Lai (18), Quảng Ngãi (14), Quảng Nam (14), Quảng Bình (13), Nam Định (10), Bình Định (9), Bắc Giang (9), Phú Yên (5), Thái Nguyên (4), Lào Cai (4), Hà Tĩnh (3), Vĩnh Phúc (3), Quảng Trị (2), Tuyên Quang (2), Thái Bình (1), Hòa Bình (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: An Giang (-127), TP. Hồ Chí Minh (-114), Tiền Giang (-59).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Kiên Giang (+174), Tây Ninh (+47), Bà Rịa - Vũng Tàu (+45).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 4.871 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 923.451 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 152/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.408 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 921.881 ca, trong đó có 819.248 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.731; Tổng số ca được điều trị khỏi: 822.065
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.962 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.067; Thở ô xy dòng cao HFNC: 479; Thở máy không xâm lấn: 109; Thở máy xâm lấn: 293; ECMO: 14
52 ca tử vong tại TP.HCM và 10 tỉnh, thành phố
Từ 17h30 ngày 31/10 đến 17h30 ngày 01/11 ghi nhận 52 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (25), Bình Dương (11), Hòa Bình (4), Bạc Liêu (3), Đồng Nai (2), Cần Thơ (2), Cà Mau (1), Đồng Tháp (1), Ninh Thuận (1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 57 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.135 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.Trong 24 giờ qua đã thực hiện 100.672 xét nghiệm cho 170.665 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 22.305.493 mẫu cho 60.535.102 lượt người.
Trong ngày 31/10 có 553.475 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 81.929.875 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 57.332.644 liều, tiêm mũi 2 là 24.597.231 liều.
Hà Nội: Hàng ăn đóng cửa trước 21h, lễ cưới không quá 30 người
Sau một thời gian thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, nới lỏng các hoạt động, dịch vụ… Hà Nội đã ghi nhận nhiều F0 cộng đồng và dịch từ cấp độ 1 chuyển sang cấp độ 2. Trước diễn biến mới của tình hình dịch bệnh, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký, ban hành Kế hoạch số 243/KD-UBND quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Theo đó, các biện pháp hành chính áp dụng chung cho toàn Thành phố tương ứng cấp độ dịch cấp 2. Tuy nhiên, có một số địa bàn xã, phường áp dụng cấp độ 3, 4.
Đối với cơ quan, công sở, TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19; Tăng cường làm việc trực tuyến, hạn chế tiếp khách làm việc trực tiếp tại đơn vị. Những trường hợp có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 không tham gia làm việc và phải thông báo với cơ quan y tế để phối hợp thực hiện phòng, chống dịch.
Cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng; Cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối; Nhà hàng/quán ăn, chợ truyền thống được phép hoạt động.
Vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, trò chơi điện tử, bán hàng rong, vé số dạo... vẫn ngưng hoạt động.
Hoạt động dịch vụ cắt tóc, gội đầu, làm đẹp cần phải thực hiện nghiêm quy định về phòng chống dịch COVID-19; chủ cơ sở và nhân viên được tiêm đủ liều vaccine/đã khỏi bệnh COVID-19.
Đối với bảo tàng, triển lãm, thư viện phải đảm bảo quy định phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện nghiêm 5K, cài đặt và quét mã QR Code. Mỗi đoàn không quá 10 người; Cán bộ, nhân viên phục vụ được tiêm đủ liều vaccine/đã khỏi bệnh COVID-19.
ĐốiTheo Kế hoạch mới ban hành, TP Hà Nội yêu cầu hoạt động tập luyện thể dục, thể thao trong nhà giảm quy mô phòng tập (công suất tối đa 50% và không quá 30 người trong cùng thời điểm); hàng ngày cơ sở cung ứng dịch vụ phải thực hiện vệ sinh, khử khuẩn trang thiết bị. Người hướng dẫn, người tham gia hoạt động tập luyện thể dục thể thao đáp ứng điều kiện đã được tiêm đủ liều vaccine/đã khỏi bệnh COVID-19.
Cơ sở thể dục thể thao, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ tập luyện thể dục thể thao trong nhà có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 theo quy định. Tổ chức quét mã QR Code, thu thập thông tin người tham gia hoạt động, người đến sử dụng dịch vụ (thông qua mã QR Code hoặc khai báo y tế trực tiếp hoặc trực tuyến) hàng ngày. Đảm bảo đầy đủ dung dịch khử khuẩn, nước rửa tay với xà phòng tại các khu vực tập luyện, thi đấu.
Phòng tập phải đảm bảo thông gió tốt, khuyến khích thông gió tự nhiên; có nội quy, bảng hướng dẫn người tập thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế, UBND Thành phố.
Những trường hợp có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 không tham gia làm việc và phải thông báo với cơ quan y tế để phối hợp thực hiện phòng, chống dịch.
Đối với các tổ chức có hình thức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời, TP Hà Nội yêu cầu phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch, các điều kiện về chuyên môn như cần đáp ứng như vaccine, xét nghiệm do Bộ Y tế hướng dẫn. Địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn để quy định về số lượng người tham gia.
Với các hoạt động tập thể trên 30 người, TP Hà Nội khuyến khích thực hiện trực tuyến; trong trường hợp tổ chức trực tiếp phải xây dựng kế hoạch đảm bảo phòng, chống dịch và xin phép chính quyền địa phương và thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2021 của Bộ Y tế.
Đặc biệt, 100% người tham dự đã được tiêm đủ liều vaccine/đã khỏi bệnh COVID-19; có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.
Với các hoạt động dưới 30 người, TP Hà Nội vẫn khuyến khích thực hiện trực tuyến, trong trường hợp thực hiện bằng hình thức trực tiếp cần tuân thủ như quy định của các hoạt động trên 30 người.
Về việc tổ chức lễ cưới, số lượng người tham dự lễ cưới không tập trung quá 30 người/thời điểm. Những người thuộc diện cách ly hoặc theo dõi sức khỏe hoặc có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 (ho, sốt, khó thở, đau rát họng, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác...) không tham dự.
Người bên ngoài gia đình chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine không nên tham dự lễ cưới. Ban tổ chức, nhân viên phục vụ lễ cưới (Cơ sở sự kiện, nhà hàng, nhà thờ ...) 100% người tham dự đã được tiêm đủ liều vaccine/đã khỏi bệnh COVID-19.
Lễ cưới phải tuân thủ 5K trong quá trình tham dự; luôn giữ khoảng cách giữa các bàn, người giữa các bàn không tiếp xúc gần với nhau; gia đình không thực hiện chúc mừng tại từng bàn. Ký cam kết tuân thủ quy định và chịu sự giám sát của chính quyền địa phương.
Rút ngắn tối đa thời gian tổ chức lễ cưới, địa điểm tổ chức lễ cưới: đảm bảo thông thoáng, tăng cường thông khí, hạn chế sử dụng điều hòa.
Hoạt động tang lễ với người tử vong do nhiễm/nghi nhiễm COVID-19 (tại cộng đồng): thực hiện theo văn bản số 2233/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Bạc Liêu: Nữ công nhân dương tính, xét nghiệm hơn 600 lao động
Ngày 1/11, theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), nơi đây vừa có báo cáo về trường hợp F0 tên V.T.Y.Ph. (SN 1998), là công nhân Công ty TNHH MTV PINETREE của Hàn Quốc (Công ty PINETREE, ấp Trà Ban 1, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi).
Theo đó, vào ngày 27/10, có 4 trường hợp tại ấp Trà Hất, xã Châu Thới dương tính với virus SARS-CoV-2. Qua truy vết, có 1 trường hợp F1 là chị Ph., (là thành viên trong gia đình có 4 F0 nói trên) đã đến Công ty PINETREE làm việc từ ngày 23 - 27/10/2021.
Công nhân làm việc tại Công ty TNHH MTV PINETREE của Hàn Quốc.
Trước tình hình trên, UBND huyện Vĩnh Lợi đã phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của tinh Bạc Liêu chỉ đạo tiến hành test nhanh 452 công nhân làm chung phân xưởng với chị Ph., kết quả test nhanh 452 công nhân đều âm tính.
Đến ngày 29/10, qua xét nghiệm RT-PCR đối với 620 lao động trong xưởng A của Công ty PINETREE tiếp tục cho kết quả âm tính.
Tuy nhiên, ngày 30/10, kết quả lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR đối với trường hợp chị Ph. đã cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Trước tình hình trên, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Vĩnh Lợi kiến nghị UBND tỉnh Bạc Liêu có ý kiến chỉ đạo Công ty PINETREE dừng hoạt động đối với xưởng A (nơi có trường hợp Ph. làm việc) để thực hiện các biện pháp tiếp theo.
Bùng phát ổ dịch ở vùng xanh duy nhất tại Lâm Đồng
Tại Lạc Dương, huyện vùng xanh duy nhất ở Lâm Đồng, vừa xuất hiện một ổ dịch COVID-19 khiến 54 giáo viên và học sinh phải cách ly y tế, 2 trường học tạm đóng cửa, 47 hộ với hơn 200 nhân khẩu bị phong tỏa tối thiểu 14 ngày.
Truy vết khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19 ở Lạc Dương.
Sáng 1/11, Sở Y tế Lâm Đồng công bố 20 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 5 trường hợp thuộc ổ dịch tại số 63 Duy Tân (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương), bao gồm vợ chồng anh Đ.P.Đ và 3 người thân trong gia đình.
Ngày 31/10, khi đưa vợ đi khám thai 10 tuần tuổi, hai vợ chồng anh Đ.P.Đ test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho kết quả dương tính. Qua điều tra truy vết, đến sáng nay, cơ quan y tế phát hiện thêm 3 người thân trong gia đình anh Đ.P.Đ dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có trường hợp là học sinh lớp 11 trường THPT Lang Biang.
Cơ quan chức năng đã tổ chức cách ly y tế 39 học sinh và 15 giáo viên giảng dạy lớp học này. Huyện quyết định cho học sinh các trường THPT Lang Biang và mầm non Họa Mi nghỉ học cho đến khi có thông báo mới.
Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương Sử Thanh Hoài đã ra quyết định thiết lập vùng cách ly y tế phòng chống dịch bệnh COVID-19 với địa bàn cách ly từ hẻm số 47 đến hẻm số 83, dọc hai bên đường Duy Tân (tổ dân phố Đăng Gia Dềt B). Quy mô khu vực cách ly gồm 47 hộ và 23 phòng trọ với 212 nhân khẩu, thời gian cách ly tối thiểu 14 ngày.
Trong số 5 người mắc COVID-19 trên, có người thường xuyên đến TP Đà Lạt giao dịch, mua sắm hàng hóa, gửi hoa tươi đi TPHCM, do đó, Sở Y tế Lâm Đồng phát thông báo khẩn tìm người đến 17 điểm nguy cơ cao tại TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương liên quan đến ổ dịch này.
CDC Lâm Đồng tăng cường lực lượng cùng ngành y tế 2 địa phương truy vết khoanh vùng lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng và các điểm có nguy cơ cao.
Như vậy, kể từ khi xuất hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam (23/1/2020) đến nay, đây là lần đầu tiên huyện Lạc Dương ghi nhận trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn.
Nghệ An thêm 24 ca dương tính SARS-CoV-2
Sáng 1/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An thông tin, trong 12 giờ qua (Từ 18h00 ngày 31/10 đến 06h00 ngày 1/11), Nghệ An ghi nhận 24 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 1 ca cộng đồng.
Các ca dương tính SARS-CoV-2 mới được ghi nhận tại 10 địa phương (Yên Thành: 5, Quỳnh Lưu: 4, Nghĩa Đàn: 3, Quỳ Châu: 2, Thanh Chương: 3, TP.Vinh: 3, Con Cuông: 1, Diễn Châu: 1, Hưng Nguyên: 1, Quỳ Hợp: 1). Trong đó, có 1 ca cộng đồng tại huyện Quỳnh Lưu, 23 ca đã được cách ly từ trước (14 ca từ các tỉnh miền Nam về, 5 ca là F1, 4 ca trong khu cách ly).
Lũy tích từ đầu mùa dịch đến nay, Nghệ An đã ghi nhận 2.466 ca dương tính SARS-CoV-2 ở 21 địa phương. Lũy tích số BN điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 2.120. Lũy tích số BN tử vong: 20. Số BN hiện đang điều trị: 326.
Ổ dịch COVID ở vùng xanh Lạc Dương, cách ly 54 giáo viên và học sinh; Nghệ An thêm 24 ca ảnh 3Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở Nghệ An
Ghi nhận hàng loạt ca bệnh trong cộng đồng ở nhiều địa phương, Sở Y tế Nghệ An đã có văn bản gửi các huyện, thành, thị về việc tăng cường công tác giám sát và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong thời gian thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.
Tính từ ngày 1/10 đến nay, đã có 27.151 công dân Nghệ An từ các tỉnh phía Nam về quê, phát hiện 379 ca dương tính (376 ca nhiễm mới, 3 ca tái dương tính).
Nhiều công nhân mắc COVID-19, Bắc Giang kích hoạt Bệnh viện Dã chiến số 2
Dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang có nhiều diễn biến phức tạp khi liên tiếp phát hiện các ca F0 ở doanh nghiệp, nhà trọ, nơi cư trú của công nhân.
Để kiểm soát dịch bệnh, tránh lây lan rộng, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã tạm dừng nhiều hoạt động không thiết yếu.
Từ ngày 26/10 đến nay, riêng huyện Việt Yên (Bắc Giang) phát sinh 43 ca F0, đa phần liên quan đến khu công nghiệp Quang Châu. Tỉnh Bắc Giang kích hoạt Bệnh viện Dã chiến số 2.
Chiều tối 31/10, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, trong ngày, trên địa bàn phát sinh 19 ca F0, trong đó có 18 ca F0 trong doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Quang Châu (huyện Việt Yên).
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang nhận định, dịch bệnh đang phức tạp do ca bệnh được ghi nhận ở nơi đông người, khu công nghiệp, nhà trọ, yếu tố dịch tễ liên quan đến đi chung xe với công ty khác, đi nhiều nơi, có nguy cơ lây lan sang doanh nghiệp khác và địa phương nơi cư trú. Địa điểm xuất hiện ca bệnh là xưởng sản xuất có đông lao động, môi trường làm việc kém thông khí, thời gian tiếp xúc dài.
Dự báo trong những ngày tới, trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát sinh thêm nhiều F0 mới ngoài cộng đồng, trong doanh nghiệp khác, tại khu cách ly, người về từ vùng dịch.
Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định kích hoạt Bệnh viện Dã chiến số 2 tại Nhà thi đấu thể thao tỉnh để ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn.
Hiện ngành y tế đã chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, thuốc, sinh phẩm y tế, sẵn sàng đưa Bệnh viện Dã chiến số 2 vào hoạt động.
UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các đơn vị, địa phương kiểm soát chặt chẽ yếu tố dịch tễ, ngăn chặn nguồn lây từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh, nhất là người về từ tỉnh Bắc Ninh. Xét nghiệm tầm soát cộng đồng khu vực đông người, nguy cơ cao để nhanh chóng phát hiện ca bệnh.
17 tỉnh thành mở lại xe khách với TP.HCM
Ngày 31/10, xe khách theo tuyến cố định liên tỉnh từ Tây Ninh và TP.HCM bắt đầu hoạt động trở lại.
Cùng với Tây Ninh, trước đó, 16 tỉnh thành khác cũng mở lại xe khách với TP.HCM thông qua Bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh) và Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân).
Từ ngày 13 đến 27/10, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM ghi nhận có gần 9.800 tổng lượt khách liên tỉnh thông qua các bến xe trên địa bàn với 2.000 lượt xe phục vụ (bình quân mỗi xe chở 5 khách). Hình minh họa
Theo đó, Bến xe Miền Đông có hơn 50 tuyến xe khách đã hoạt động trở lại kết nối qua 10 tỉnh gồm: Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Dương, Đắk Nông, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thừa Thiên - Huế và Cà Mau.
Tại Bến xe Miền Tây đã có 8 tỉnh thành thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung bộ, Đông Nam bộ đã mở lại xe khách tuyến đi thành phố như Vĩnh Long, Bến Tre, Bạc Liêu, Khánh Hoà, An Giang...
Trong ngày 30/10, bến này có tổng 52 chuyến xe đi và đến, với 522 hành khách.
Từ ngày 13 đến 27/10, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM ghi nhận có gần 9.800 tổng lượt khách liên tỉnh thông qua các bến xe trên địa bàn với 2.000 lượt xe phục vụ (bình quân mỗi xe chở 5 khách).
Nhu cầu khách đi từ TP.HCM đi các tỉnh khác nhiều hơn với khoảng 6.500 người trên 889 xe. Ngược lại, các chuyến xe đến TP.HCM chỉ gần 3.300 khách, với hơn 1.000 xe chạy, giảm 99% so với cùng kỳ năm ngoái và ngày thường trước đợt dịch.
Từ ngày 1/10, TP.HCM từng bước mở cửa trở lại theo Chỉ thị 18 sau 4 tháng kéo dài giãn cách xã hội. Theo lộ trình mới, thành phố cho phép xe buýt hoạt động trở lại với 4 tuyến đầu tiên ở huyện Cần Giờ. Taxi, xe du lịch cũng đã được chạy nhưng không vượt quá 20-30% số xe ở từng đơn vị. Ôtô dưới 9 chỗ ứng dụng công nghệ hoạt động không quá 10% số xe của doanh nghiệp.
Hôm 13/10, xe khách liên tỉnh được thí điểm hoạt động trở lại đến ngày 20/10. Sau đó, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND các tỉnh thành tiếp tục duy trì xe khách liên tỉnh tuyến cố định và cho mở thêm các tuyến khác phù hợp với cấp độ dịch từng địa bàn.
Đối với địa bàn có dịch ở cấp độ 1, 2, xe khách liên tỉnh hoạt động bình thường. Địa bàn có dịch ở cấp độ 3, số xe hoạt động không vượt quá 50%, không vượt 50% số chuyến. Địa bàn có dịch ở cấp 4 không được hoạt động trừ trường hợp đặc biệt.
Ngày 31/10, cả nước có 5.519 ca mới, riêng TP.HCM 1.041 ca
Tình hình dịch Covid-19 ngày 31/10: Hôm nay cả nước ghi nhận 5.519 ca nhiễm mới, 53 ca tử vong tại TP.HCM và 12 tỉnh, thành phố.Tin tức Covid-19 mới nhất ngày hôm nay
Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nayTính từ 16h ngày 30/10 đến 16h ngày 31/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.519 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 5.519 ca ghi nhận trong nước (tăng 280 ca so với ngày trước đó) tại 46 tỉnh, thành phố (có 2.327 ca trong cộng đồng).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 22.204.821 mẫu cho 60.364.437 lượt người.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.041), Đồng Nai (688), Bình Dương (672), Bạc Liêu (415), An Giang (342), Kiên Giang (295), Tiền Giang (222), Sóc Trăng (180), Đắk Lắk (157), Bình Thuận (130), Cần Thơ (130), Tây Ninh (110), Long An (109), Hà Giang (103), Trà Vinh (83), Đồng Tháp (83), Bà Rịa - Vũng Tàu (64), Gia Lai (63), Cà Mau (60), Ninh Thuận (58), Bến Tre (54), Bình Phước (49), Hà Nội (46), Hậu Giang (38), Vĩnh Long (36), Phú Thọ (35), Bắc Ninh (33), Thanh Hóa (23), Hà Nam (22), Khánh Hòa (21), Bắc Giang (20), Nghệ An (19), Quảng Nam (18), Thừa Thiên Huế (17), Bình Định (15), Quảng Trị (14), Quảng Bình (9), Quảng Ngãi (7), Nam Định (6), Đà Nẵng (4), Phú Yên (3), Ninh Bình (3), Thái Bình (2), Hải Phòng (2), Hải Dương (2), Lạng Sơn (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (-93), Nam Định (-18), Ninh Thuận (-11).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: An Giang (+111), Bình Thuận (+51), Bà Rịa - Vũng Tàu (+39).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 4.589 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 921.122 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 152/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.352 ca nhiễm). Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), cả nước ghi nhận 916.286 ca nhiễm, trong đó có 817.517 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 13 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Kạn. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (431.101), Bình Dương (232.386), Đồng Nai (65.091), Long An (34.738), Tiền Giang (16.422). Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.998; Tổng số ca được điều trị khỏi: 820.334 Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.840 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.947; Thở ô xy dòng cao HFNC: 477; Thở máy không xâm lấn: 114; Thở máy xâm lấn: 288; ECMO: 14.
53 ca tử vong tại TP.HCM và 12 tỉnh, thành phố
Từ 17h30 ngày 30/10 đến 17h30 ngày 31/10 ghi nhận 53 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (21), Bình Dương (7), Cần Thơ (5), Đồng Nai (4), Sóc Trăng (4), Bạc Liêu (3), Long An (3), Vĩnh Long (1), Tây Ninh (1), Trà Vinh (1), Tiền Giang (1), Kiên Giang (1), Đắk Lắk (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 59 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.083 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 24 giờ qua đã thực hiện 107.886 xét nghiệm cho 234.948 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 22.204.821 mẫu cho 60.364.437 lượt người. Trong ngày 30/10 có 927.656 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 81.375.376 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 57.044.159 liều, tiêm mũi 2 là 24.331.217 liều.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận