Xã hội

Covid-19 ngày 11/1: Cả nước có 16.035 ca nhiễm, Hà Nội cao nhất 2.884 ca

11/01/2022, 18:20

Covid-19 hôm nay ngày 11/1: Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.035 ca nhiễm mới, riêng Hà Nội cao nhất với 2.884 ca.

Tin tức mới nhất tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Tính từ 16h ngày 10/01 đến 16h ngày 11/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.035 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 16.019 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.236 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 10.691 ca trong cộng đồng).

img

Trong ngày 10/01 có 1.063.758 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.884), Khánh Hòa (782), Cà Mau (762), Bình Định (671), Bình Phước (667), TP. Hồ Chí Minh (558), Đà Nẵng (543), Hải Phòng (514), Bến Tre (498), Tây Ninh (462), Đắk Lắk (381), Bắc Ninh (380), Vĩnh Long (377), Hưng Yên (347), Trà Vinh (326), Thanh Hóa (319), Bà Rịa - Vũng Tàu (294), Quảng Ninh (240), Lâm Đồng (235), Quảng Ngãi (224), Thừa Thiên Huế (222), Bạc Liêu (193), Hà Giang (186), Nghệ An (185), Thái Nguyên (184), Vĩnh Phúc (177), Hậu Giang (175), Cần Thơ (169), Hải Dương (168), Hòa Bình (161), Bình Thuận (156), Bắc Giang (155), Quảng Nam (154), Nam Định (145), An Giang (117), Đắk Nông (114), Đồng Tháp (109), Phú Thọ (108), Quảng Bình (105), Thái Bình (104), Kiên Giang (103), Ninh Bình (102), Yên Bái (101), Hà Nam (98), Sóc Trăng (92), Lạng Sơn (87), Lào Cai (81), Đồng Nai (81), Sơn La (79), Phú Yên (77), Hà Tĩnh (66), Quảng Trị (66), Tiền Giang (65), Tuyên Quang (59), Ninh Thuận (50), Điện Biên (49), Long An (44), Lai Châu (39), Kon Tum (38), Cao Bằng (37), Bắc Kạn (26), Bình Dương (25), Gia Lai (3). -

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.866 ca.

Số ca tử vong trong ngày: 256 ca.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 31 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2). - Cả nước có 1.930.428 ca nhiễm trong đó có 4.486 ca nhập cảnh và 1.925.942 ca nhiễm trong nước.

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 1.924.372 ca, trong đó có 1.594.139 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Trong số các bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Việt Nam có 1.596.960 ca đã khỏi bệnh, 298.681 ca đang điều trị và 34.787 ca tử vong.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.135.667 mẫu tương đương 75.857.329 lượt người, tăng 78.837 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 10/01 có 1.063.758 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 162.375.421 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.389.408 liều, tiêm mũi 2 là 71.386.323 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 12.599.690 liều.

Đà Nẵng thống nhất lập cơ sở điều trị F0 có trả phí

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, rất nhiều người có điều kiện, không muốn ở nhà điều trị vì ảnh hưởng đến gia đình, hoạt động kinh doanh. Họ chấp nhận bỏ tiền ra đi điều trị rồi về, trong một điều kiện tốt.

img

Trong những ngày qua, số ca nhiễm tại Đà Nẵng hơn 400 ca/ngày, ca cộng đồng chiếm hơn một nửa.

Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, số ca nhiễm COVID-19 những ngày qua tăng cao, nhất là các ca cộng đồng, gây áp lực lên cơ sở điều trị và lực lượng chống dịch. Vì vậy cần có những giải pháp phù hợp để ngăn chặn sự gia tăng. Đặc biệt là giải pháp để công tác để điều trị vừa đảm bảo hiệu quả và vừa giảm áp lực cho các cơ sở y tế.

Ông yêu cầu các đơn vị liên quan phải khẩn trương hoàn thiện các phương án khi F0 tăng cao. Lưu ý việc huy động lực lượng y tế, trước hết là y tế cộng đồng (khoảng 1.200 người) tham gia vào, kích hoạt bệnh viện dã chiến số 2. Đồng thời phải ra quyết định lập các trạm y tế trong khu công nghiệp, với cơ chế vận hành như các trạm y tế khác.

Về đề xuất hình thành các cơ sở điều trị F0 trả tiền, Bí thư Thành ủy đồng ý. “Rất nhiều người có điều kiện, không muốn ở nhà điều trị vì ảnh hưởng đến gia đình, hoạt động kinh doanh.

Họ chấp nhận bỏ tiền ra đi điều trị 5-7 ngày rồi về, trong một điều kiện tốt. Đây cũng cũng như F1 đi cách ly trả tiền. Việc này phù hợp nên chúng ta thống nhất chủ trương này để triển khai”, ông Quảng nói.

Bí thư Thành ủy nêu thực tế, số lượng F0 điều trị tại nhà đang rất thấp so với số ca nhiễm hàng ngày và năng lực của thành phố. Ông nhấn mạnh các đơn vị chức năng phải coi đây là việc căn bản, cần phối hợp tốt giữa chính quyền, cơ quan y tế, gia đình. Đồng thời ứng dụng phần mềm quản lý, theo dõi và điều trị F0 tại nhà để triển khai có hiệu quả.

Thí điểm cách ly F0 không triệu chứng ở TP Thanh Hóa

Ngày 11/1, thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, vừa có công văn gửi UBND TP Thanh Hóa về việc thống nhất triển khai thí điểm cách ly, điều trị tại nhà cho F0 không triệu chứng trên địa bàn TP Thanh Hóa.

img

TP Thanh Hóa thực hiện thí điểm cách ly, điều trị F0 không triệu chứng tại nhà (Ảnh minh họa)

Sau khi nghiên cứu Tờ trình số 61/TTr-SYT ngày 06/01/2022 của Sở Y tế Thanh Hóa căn cứ thực tế diễn biến tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, xét thấy nguy cơ dịch bùng phát trên địa bàn tỉnh và TP Thanh Hóa là rất cao, trong khi các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 đã quá tải; nhằm chủ động đáp ứng với tình huống dịch bệnh lây lan nhanh tại cộng đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thống nhất triển khai thí điểm cách ly, điều trị tại nhà người nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng, trên địa bàn TP Thanh Hóa.

Văn bản cũng yêu cầu Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa phê duyệt phương án và tổ chức thực hiện. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Thanh Hóa thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Sở Y tế và chịu trách nhiệm về việc thực hiện phương án trên địa bàn TP Thanh Hóa.

Còn 6.358 ca bệnh nặng đang điều trị

Tính từ 16h ngày 9/1 đến 16h ngày 10/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.818 ca nhiễm mới, trong đó 35 ca nhập cảnh và 14.783 ca ghi nhận trong nước (giảm 968 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 9.396 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.830), Khánh Hòa (795), Bình Phước (640), Bình Định (609), Hải Phòng (592), Cà Mau (540), Tây Ninh (487), Đà Nẵng (453), TP. Hồ Chí Minh (437), Vĩnh Long (404), Hưng Yên (379), Bắc Ninh (372), Bến Tre (370), Thanh Hóa (297), Quảng Ninh (294), Thừa Thiên Huế (271), Trà Vinh (251), Lâm Đồng (227), Bạc Liêu (206), Quảng Ngãi (202), Thái Nguyên (199), Hà Giang (189), Hậu Giang (187), Hải Dương (181), Vĩnh Phúc (180), Lạng Sơn (177), Nam Định (161), Quảng Nam (155), Gia Lai (142), Bà Rịa - Vũng Tàu (133), Cần Thơ (132), Bắc Giang (128), An Giang (126), Nghệ An (124), Sóc Trăng (122), Hòa Bình (118), Đắk Nông (103), Sơn La (102), Ninh Bình (101), Kiên Giang (100), Đồng Tháp (96), Bình Thuận (94), Hà Nam (90), Quảng Trị (86), Thái Bình (83), Yên Bái (79), Phú Yên (77), Phú Thọ (68), Kon Tum (61), Lào Cai (60), Tuyên Quang (55), Bình Dương (55), Ninh Thuận (48), Hà Tĩnh (47), Đồng Nai (46), Quảng Bình (45), Cao Bằng (44), Tiền Giang (34), Bắc Kạn (27), Lai Châu (25), Điện Biên (25), Long An (22).

img

Tin tức Covid-19 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông ngày 11/1/2022.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (-303), Hải Phòng (-244), Bà Rịa - Vũng Tàu (-152).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lạng Sơn (+177), Gia Lai (+142), Trà Vinh (+88).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.935 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 31 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.914.393 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 19.402 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.908.353 ca, trong đó có 1.587.273 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (508.247), Bình Dương (291.501), Đồng Nai (98.791), Tây Ninh (82.684), Hà Nội (70.606).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 89.842 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.590.090 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.358 ca.

Số bệnh nhân tử vong:

Từ 17h30 ngày 09/01 đến 17h30 ngày 10/01 ghi nhận 212 ca tử vong tại: TP. Hồ Chí Minh (19) trong đó có 2 ca từ Đông Nai tỉnh chuyển đến.

Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (28 ca trong 2 ngày), Sóc Trăng (22 ca trong 02 ngày), Hà Nội (17), Đồng Tháp (16), Bình Phước (12), Tiền Giang (12), Vĩnh Long (11), Cần Thơ (11), Khánh Hòa (9), Bà Rịa - Vũng Tàu (9), Tây Ninh (8 ), Bình Dương (7), Trà Vinh (6), Hậu Giang (5), Bạc Liêu (4), Bình Thuận (3), Hải Phòng (2), Huế (2), Bình Định (2), Vĩnh Phúc (1), Quảng Nam (1), Phú Yên (1), Hải Dương (1), Đà Nẵng (1), Ninh Thuận (1), Cà Mau (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 216 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 34.531 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.056.830 mẫu tương đương 75.756.397 lượt người, tăng 55.580 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 09/01 có 1.248.099 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 161.277.807 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.291.624 liều, tiêm mũi 2 là 71.161.335 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 11.824.848 liều.

img

Thành phố Hà Nội đang điều trị cho 1.932 bệnh nhân Covid-19 ở mức độ trung bình, 450 trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch.

450 F0 tại Hà Nội đang diễn biến nặng, nguy kịch

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội tính đến 18h ngày 9/1, thành phố đang điều trị cho 46.647 người mắc Covid-19.Các bệnh nhân được phân bổ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (128), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (217), các bệnh viện thuộc Hà Nội (2.943), cơ sở thu dung của thành phố (1.309), cơ sở thu dung cấp quận/huyện (5.590).

Ngoài ra, 36.460 F0 đang được theo dõi và cách ly tại nhà.Thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cập nhật lần gần nhất ngày 9/1, cho thấy Hà Nội có 1.870 F0 đang điều trị tại các bệnh viện diễn biến nhẹ, không xuất hiện triệu chứng.

Ngoài ra, thành phố đang điều trị cho 1.932 bệnh nhân Covid-19 ở mức độ trung bình, 450 trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch.

Trong đó, 397 ca phải thở oxy qua mặt nạ, gọng kính, 14 trường hợp thở oxy dòng cao (HFNC), 6 người thở máy không xâm lấn, 31 ca thở máy xâm lấn và 2 trường hợp phải lọc máu.

Mặt khác, toàn thành phố đã tiêm được tổng cộng 13.209.270 mũi vaccine phòng bệnh Covid-19. Trong đó, tổng số mũi bổ sung đã tiêm là 215.495, mũi nhắc lại là 1.028.797.

Ngoài ra, tổng số vaccine đã tiêm được tại các bệnh viện trung ương, ngành trên địa bàn thành phố là 1.400.323 mũi. Trong đó, số lượng mũi 1 là 824.495, mũi 2 là 575.828.Tính tới nay, Hà Nội duy trì mức độ dịch 2 (vùng vàng - nguy cơ). Hà Nội vẫn có tới 8 quận/huyện cấp độ 3; 20 quận/huyện/thị xã cấp độ 2 và 2 địa bàn xã ở cấp độ 1 (màu xanh).

Tám đơn vị hành chính cấp độ dịch 3 gồm: Ba Đình, Gia Lâm, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Cầu Giấy.Mới đây, UBND Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 10/KH-UBND về phòng, chống dịch năm 2022.

Theo đó, mục tiêu chung là giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Đồng thời, Hà Nội cũng nỗ lực kiểm soát chặt chẽ dịch Covid-19, hạn chế thấp nhất số ca tử vong, khống chế không để dịch bùng phát lan rộng trên địa bàn thành phố.UBND thành phố cũng xây dựng và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thói quen cho cộng đồng, nâng cao tinh thần chủ động của người dân về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi mắc bệnh.

img

Trong trường hợp có người mắc Covid-19, Chính phủ yêu cầu cấp phát thuốc kháng virus nhanh nhất, sớm nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đã có 31 ca nhiễm biến chủng Omicron

TP.HCM vừa ghi nhận thêm 1 ca mắc COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron, tích lũy đến thời điểm hiện tại là 12 ca trên địa bàn.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết ca nhiễm mới được phát hiện là người nhập cảnh, đã được cách ly ngay sau đó. Như vậy, 12 ca được phát hiện đều nhập cảnh và được cách ly ngay.

Tính đến hiện tại đã có 6 ca được xuất viện, những người còn lại không có triệu chứng. Hiện TP đang cách ly 966 người nhập cảnh.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 31 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

Trước nguy cơ lây lan ca mắc nhiễm biến chủng này, Bộ Y tế cho biết, tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.