Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 17/12 đến 16h ngày 18/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.895 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 15.883 ca ghi nhận trong nước (tăng 668 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 10.493 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Cà Mau (1.341), Hà Nội (1.244), TP. Hồ Chí Minh (1.019), Tây Ninh (941), Bến Tre (826), Đồng Tháp (785), Cần Thơ (749), Bình Phước (715), Khánh Hòa (601), Vĩnh Long (595), Bạc Liêu (475), Trà Vinh (454), Sóc Trăng (447), Kiên Giang (398), An Giang (374), Thừa Thiên Huế (361), Hậu Giang (340), Bình Thuận (328), Đồng Nai (319), Bình Định (279), Bà Rịa - Vũng Tàu (270), Tiền Giang (264), Bắc Ninh (249), Lâm Đồng (225), Hải Phòng (208), Đà Nẵng (193), Thanh Hóa (192), Bình Dương (167), Quảng Ngãi (121), Gia Lai (119), Nghệ An (99), Phú Yên (94), Quảng Nam (86), Vĩnh Phúc (86), Đắk Nông (72), Thái Bình (70), Nam Định (67), Quảng Ninh (63), Hưng Yên (63), Hà Giang (59), Hòa Bình (57), Long An (57), Quảng Bình (47), Sơn La (44), Hải Dương (43), Ninh Thuận (40), Phú Thọ (36), Quảng Trị (34), Thái Nguyên (28), Ninh Bình (25), Hà Nam (24), Bắc Giang (23), Kon Tum (20), Tuyên Quang (16), Lào Cai (13), Yên Bái (5), Hà Tĩnh (5), Cao Bằng (4), Lai Châu (2), Điện Biên (2).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (-420), Bình Định (-106), Bình Phước (-102).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+709), Cà Mau (+270), Thừa Thiên Huế (+222).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.294 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.524.368 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.458 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.518.886 ca, trong đó có 1.094.346 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.645 ca
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.097.163 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.895 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.480 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.304 ca; Thở máy không xâm lấn: 159 ca; Thở máy xâm lấn: 933 ca; ECMO: 19 ca.
248 ca tử vong tại TP.HCM và 19 tỉnh, thành phố
Từ 17h30 ngày 17/12 đến 17h30 ngày 18/12 ghi nhận 248 ca tử vong tại:
Tại TP.HCM (65) trong đó có 6 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (1), Bình Dương (1), Tiền Giang (1), An Giang (1), Cà Mau (1), Thái Nguyên (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (24), An Giang (23), Tiền Giang (15), Kiên Giang (15), Bình Dương (14), Đồng Tháp (12), Cần Thơ (12), Sóc Trăng (11), Tây Ninh (9), Long An (9), Vĩnh Long (9), Khánh Hoà (7), Bình Thuận (7), Cà Mau (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Bạc Liêu (3), Quảng Ngãi (1), Gia Lai (1), Lạng Sơn (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 249 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 29.351 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 213.489 mẫu xét nghiệm cho 446.252 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 28.713.370 mẫu cho 72.505.300 lượt người.
Trong ngày 17/12 có 955.033 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 137.574.609 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 75.631.255 liều, tiêm mũi 2 là 60..084 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 1.144.270 liều.
Quảng Nam: Một học sinh tử vong sau 3 ngày tiêm vắc xin
Báo Tuổi trẻ và nhiều báo khác đưa tin, tối 18/12, Lãnh đạo UBND TP Hội An, Quảng Nam cho biết cơ quan chức năng đang tìm hiểu nguyên nhân khiến một nam sinh lớp 11 tử vong sau 3 ngày tiêm vắc xin.
Trước đó, ngày 15/12, ngành y tế TP Hội An tổ chức tiêm vaccine phòng chống COVID-19 cho 1.054 học sinh trường THPT Nguyễn Trãi.
Trước khi tiêm nam học sinh lớp 11 có triệu chứng đau đầu, nhưng lại không khai báo trong tờ khai y tế. Cho rằng em này sức khỏe bình thường nên cán bộ y tế đã tiến hành tiêm vắc xin.
Sáng 18/12, khi cơn đau đầu ngày càng nặng, em được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Thái Bình Dương (TP Hội An) điều trị. Sau đó chuyển đến Bệnh viện C Đà Nẵng thì tử vong.
Theo kết luận của bệnh viện, nam sinh được chẩn đoán bị viêm màng não bởi khi các bác sĩ chọc dịch não tủy thì phát hiện có bạch cầu.
Hiện các cơ quan y tế đang vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân và khẳng định học sinh tử vong không phải do sốc phản vệ sau tiêm. Lãnh đạo nhà trường đã đến nhà động viên, an ủi người thân của em.
F0 có biểu hiện tâm thần ở Đắk Nông bỏ trốn khỏi khu cách ly
Báo Tiền Phong dẫn nguồn tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Cư Jút (Đắk Nông) chiều 18/12 cho biết, đã đưa được F0 bỏ trốn về khu cách ly điều trị riêng biệt để đảm bảo an toàn cho các công dân đang điều trị SARS-CoV-2 tại khu cách ly tập trung trên địa bàn.
Trước đó, sáng cùng ngày, Ban chỉ đạo nhận được tin F0 Y.C.K (trú xã Tâm Thắng, đối tượng có biểu hiện tâm thần) đã trốn khỏi khu cách ly tập trung điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Ngay lập tức, ban chỉ đạo đã chỉ đạo lực lượng công an, y tế vào cuộc truy tìm, khống chế được đối tượng khi bỏ chạy được khoảng 1 cây số. Do người này có biểu hiện bệnh tâm thần, ban chỉ đạo quyết định cách ly điều trị bệnh nhân này ở khu riêng biệt và tăng cường giám sát tránh trường hợp bệnh nhân lại bỏ trốn.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Cư Jút, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, trong cộng đồng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh khi việc đi lại dễ dàng hơn trước. Do đó, ban chỉ đạo đã tập trung tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh ở cấp cơ sở, tránh tâm lý chủ quan, lơ là.
Tính đến ngày 18/12, toàn tỉnh Đắk Nông ghi nhận 4.034 ca mắc COVID-19 kể từ đợt dịch thứ 4. Địa phương này đang dẫn đầu Tây Nguyên về tỉ lệ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 với 100% dân số từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm ít nhất 1 liều 92,8% tiêm đủ 2 liều; 78,7% trẻ từ 12-17 tuổi được tiêm 01 liều. Dự kiến đến ngày 31/12/2021 tỉnh này hoàn thành việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Hà Nội: Liên tiếp lập kỷ lục ca Covid-19, hai quận trung tâm thuộc vùng cam
UBND thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 844/TB-UBND về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Dù Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 nhưng số lượng các quận và xã, phường ở cấp độ 3 trong phòng, chống dịch Covid-19 đã tăng gần gấp đôi so với tuần trước đó.
Hà Nội có 2 quận trung tâm "nguy cơ cao", tăng gần gấp đôi xã vùng cam
Theo kết quả đánh giá cấp độ dịch mới nhất được cập nhật tới 10h ngày 17/12, Hà Nội có điều chỉnh cấp độ dịch thuộc cấp quận, huyện, thị xã và cấp xã, phường so với báo cáo đánh giá 7 ngày trước.
Cụ thể, thành phố vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng) trong phòng, chống dịch Covid-19 như cách đây một tuần.
Tuy nhiên, trong 30 quận, huyện, thị xã, chỉ có 4 huyện ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp, tương ứng với màu xanh), giảm 4 địa bàn so với công bố vào ngày 11/12; 24 quận, huyện ở cấp độ 2 (tăng 3 quận, huyện) và 2 quận ở cấp độ 3 (nguy cơ cao, tương ứng với màu cam), tăng 1 quận.
Về cấp xã, phường, có 439 địa phương ở cấp độ 1 (giảm 17 xã, phường); 132 địa phương ở cấp độ 2 (tăng 5 xã, phường); 25 xã, phường ở cấp độ 3 (tăng 12 xã, phường) và không có địa bàn nào ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ).
Trong 14 ngày gần đây, trên địa bàn thành phố ghi nhận 11.769 ca mắc tại cộng đồng (tăng 4.357 ca so với 14 ngày trước đó). Như vậy, Hà Nội vẫn ở cấp độ 2; trong đó có 4 huyện ở cấp độ 1: Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ và Ứng Hòa; 24 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 và có 2 quận Đống Đa và Hai Bà Trưng ở cấp độ 3.
Ngoài ra, trong 14 ngày gần đây, trên địa bàn thành phố có 25 xã, phường ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng.
Cụ thể, đó là các xã Vân Nội, Việt Hùng của huyện Đông Anh; các phường: Khâm Thiên, Văn Miếu, Trung Phụng, Quốc Tử Giám, Phương Liên, Kim Liên, Thổ Quan, Khương Thượng, Ô Chợ Dừa, Ngã Tư Sở của quận Đống Đa; xã Yên Viên của huyện Gia Lâm; phường Đống Mác của quận Hai Bà Trưng; các phường: Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Bạc, Đồng Xuân, Cửa Đông của quận Hoàn Kiếm; các phường Thanh Trì, Vĩnh Hưng của quận Hoàng Mai; xã Đông Xuân của huyện Quốc Oai; các phường Quảng An, Yên Phụ của quận Tây Hồ; xã Văn Bình của huyện Thường Tín.
Theo đánh giá cấp độ dịch, 25 xã, phường này ở cấp độ 3.
Còn lại, trong số 554 xã, phường, thị trấn, có 422 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1 và 132 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2. Cùng với tiêu chí về số ca mắc trong cộng đồng, đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn Hà Nội còn dựa vào độ bao phủ vắc xin Covid-19.
Theo đó, đến nay, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng Covid-19 trên địa bàn thành phố là 94,3% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 70%); tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ 2 liều vaccine là 94,1% (đạt tỷ lệ tối thiểu là 80%).
Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 29.4 đến hết ngày 17/12) là 24.237 ca; trong đó, số ca mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 9.354 ca, số ca mắc là đối tượng đã được cách ly 14.883 ca.
Đặc biệt, liên tiếp trong 3 ngày qua (từ ngày 15 đến 17/12), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận từ 1.300 đến 1.400 ca mỗi ngày. Riêng ngày 17/12, số ca mắc tăng mạnh lên tới 1.440 ca.
Pfizer dự báo đại dịch COVID-19 kết thúc vào năm 2024
Hãng dược Pfizer (Mỹ) dự báo COVID-19 có thể kéo dài đến năm 2024, chỉ vài ngày sau khi WHO bày tỏ sự tin tưởng rằng đại dịch có thể kết thúc vào năm tới.
Trong phát biểu trước các nhà đầu tư mới đây, Giám đốc phụ trách khoa học của Pfizer là Mikael Dolsten cho rằng một số nước sẽ phải tiếp tục đối phó với các làn sóng dịch mới vào năm tới hoặc 2 năm nữa.
Hãng dược Pfizer (Mỹ) dự báo COVID-19 có thể kéo dài đến năm 2024
Trong cùng khoảng thời gian này, nhiều quốc gia sẽ chuyển sang sống chung với COVID-19, coi đó là bệnh đặc hữu với số ca bệnh có thể kiểm soát.
"Tới năm 2014, COVID-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu trên toàn cầu", ông Dolsten cho hay.
Theo Giám đốc phụ trách khoa học của Pfizer, thời điểm COVID-19 kết thúc sẽ phụ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh, mức độ hiệu quả của chiến dịch tiêm chủng, phương pháp điều trị.
"Sự xuất hiện của các biến thể mới cũng có thể ảnh hưởng đến cách mà đại dịch tiếp tục diễn ra", ông này nói thêm.
Dự báo này của ông Dolsten được đưa ra vài ngày sau khi các chuyên gia WHO bày tỏ sự tin tưởng rằng đại dịch COVID-19 có thể chấm dứt vào năm 2022 nhờ vaccine.
''Năm 2022 là năm chúng ta có thể chấm dứt đại dịch COVID-19. Hiện đã có các công cụ. Chúng ta có thể khiến COVID-19 không còn gây chết chóc nữa", bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO cho hay.
Cơ sở để bà Van Kerkhove đưa ra nhận định trên là từ tháng 10, WHO đã khởi động chiến lược phủ vaccine toàn cầu vào giữa năm 2022, trong đó vạch ra nhiều hành động nhằm đạt được tỷ lệ tiêm chủng 70%.
WHO cho rằng cần có cách tiếp cận ba bước đối với chiến dịch tiêm chủng để đạt được mục tiêu tiêm chủng toàn cầu và chấm dứt đại dịch trong năm sau. Đó là ưu tiên tiêm chủng cho người cao tuổi, nhân viên y tế và người có nguy cơ cao. Kế đó là chích ngừa cho toàn bộ người trưởng thành và mở rộng chiến dịch cho trẻ em.
Ngày 17/12, cả nước thêm 15.236 ca nhiễm mới, 246 ca tử vong
Tính từ 16h ngày 16/12 đến 16h ngày 17/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.236 ca nhiễm mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 15.215 ca ghi nhận trong nước (giảm 52 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 9.836 ca trong cộng đồng).
Tin tức Covid-19 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông ngày 18/12/2021.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Bến Tre (1.246), Cà Mau (1.071), TP. Hồ Chí Minh (1.040), Tây Ninh (940), Bình Phước (817), Đồng Tháp (804), Cần Thơ (715), Vĩnh Long (598), Khánh Hòa (597), Bạc Liêu (569), Hà Nội (535), Sóc Trăng (520), Trà Vinh (484), Bình Định (385), Đồng Nai (338), Tiền Giang (332), An Giang (313), Hậu Giang (284), Kiên Giang (272), Bà Rịa - Vũng Tàu (258), Lâm Đồng (255), Bắc Ninh (255), Bình Dương (209), Đà Nẵng (194), Thanh Hóa (184), Phú Yên (158), Bình Thuận (141), Thừa Thiên Huế (139), Gia Lai (109), Lạng Sơn (99), Quảng Nam (97), Nghệ An (88), Đắk Lắk (83), Quảng Ninh (82), Nam Định (82), Quảng Ngãi (75), Hải Dương (74), Long An (71), Quảng Trị (69), Đắk Nông (63), Hưng Yên (60), Thái Bình (59), Ninh Thuận (54), Vĩnh Phúc (50), Thái Nguyên (48), Hà Giang (45), Sơn La (41), Ninh Bình (27), Bắc Giang (25), Hà Nam (25), Hải Phòng (24), Quảng Bình (23), Hòa Bình (22), Yên Bái (21), Phú Thọ (17), Tuyên Quang (10), Hà Tĩnh (8 ), Cao Bằng (6), Lào Cai (5).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-306), Cà Mau -268), Đồng Nai (-141).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (+486), Sóc Trăng (+186), Hà Nội (+112).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.326 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.508.473 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.297 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.503.003 ca, trong đó có 1.092.701 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (492.650), Bình Dương (288.763), Đồng Nai (94.192), Tây Ninh (62.132), Long An (39.537).
Số bệnh nhân khỏi bệnh:
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 31.057 ca
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.095.518 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.912 ca, trong đó:
Số bệnh nhân tử vong:
Từ 17h30 ngày 16/12 đến 17h30 ngày 17/12 ghi nhận 246 ca tử vong tại: TP. Hồ Chí Minh (60) trong đó có 11 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (4), Bình Dương (3), Tiền Giang (1), Đồng Nai (1), Tây Ninh (1), Đắc Lắk (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương (22), Đồng Nai (21), An Giang (18), Cần Thơ (15), Bến Tre (12), Tiền Giang (12), Tây Ninh (11), Đồng Tháp (11), Kiên Giang (11), Vĩnh Long (9), Sóc Trăng (8 ), Long An (8 ), Bình Thuận (6), Cà Mau (6), Hà Nội (4), Bạc Liêu (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Nghệ An (1), Đắk Lắk (1), Trà Vinh (1), Bình Phước (1), Hậu Giang (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 243 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 29.103 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 28.499.881 mẫu cho 72.059.048 lượt người.
Trong ngày 16/12 có 1.118.514 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 136.861.720 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 75.561.338 liều, tiêm mũi 2 là 60.171.020 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 1.129.362 liều.
Hà Nội lại phá kỷ lục số ca Covid-19: 1440 ca trong vòng 24 giờ
Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca Covid-19 mới thành phố ghi nhận từ 18h ngày 16/12 đến 18h ngày 17/12 là 1.440, trong đó có 557 ca cộng đồng.
1.440 ca Covid-19 mới Hà Nội ghi nhận trong 24 giờ qua tại 214 xã, phường, thị trấn thuộc 26/30 quận, huyện: Hai Bà Trưng (287); Long Biên (232); Hoàng Mai (185); Ba Đình (145); Thường Tín (77); Thanh Xuân (73); Đống Đa (69); Tây Hồ (63); Sóc Sơn (46); Gia Lâm (46); Bắc Từ Liêm (42); Hoàn Kiếm (41).
Thanh Trì (35); Quốc Oai (18); Hoài Đức (17); Mê Linh (17): Cầu Giấy (7); Thanh Oai (7); Chương Mỹ (7); Hà Đông (6); Đông Anh (5); Thạch Thất (5); Mỹ Đức (3); Đan Phượng (3); Hoài Đức (2); Ứng Hòa (1); Nam Từ Liêm (1).
Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca Covid-19 mới thành phố ghi nhận từ 18h ngày 16/12 đến 18h ngày 17/12 là 1.440, trong đó có 557 ca cộng đồng.
557 ca cộng đồng ghi nhận tại 23/30 quận huyện: Long Biên (117); Hai Bà Trưng (111); Hoàng Mai (85); Ba Đình (39); Thanh Xuân (30); Tây Hồ (27); Thanh Trì (18); Đống Đa (18); Hoàn Kiếm (17); Bắc Từ Liêm (16); Gia Lâm (15).
Sóc Sơn (13); Thường Tín (11); Hoài Đức (9); Quốc Oai (7); Hà Đông (6); Cầu Giấy (6); Mê Linh (5); Đông Anh (3); Mỹ Đức (1); Nam Từ Liêm (1); Chương Mỹ (1); Thanh Oai (1).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 24.237 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 9.354ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 14.883 ca.
WHO ra khuyến nghị về tiêm trộn và kết hợp vắc xin COVID-19
Ngày 16/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ra khuyến nghị tạm thời về tiêm trộn và kết hợp các loại vắc xin COVID-19 của các hãng dược khác nhau cho cả liều thứ hai và liều thứ ba.
Theo WHO, tùy vào tình trạng sẵn có các vắc xin công nghệ mRNA như của Hãng Pfizer và Moderna có thể được sử dụng làm liều tiếp theo, sau những liều ban đầu bằng vắc xin công nghệ vector virus của Hãng AstraZeneca và ngược lại.
WHO cũng cho biết vắc xin AstraZeneca và các vắc xin công nghệ mRNA có thể được dùng sau những liều ban đầu bằng vắc xin bất hoạt của Hãng Sinopharm.
Theo Hãng tin Reuters, WHO đưa ra khuyến nghị mới nhất dựa trên lời khuyên của nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về vắc xin của tổ chức này hồi đầu tháng 12.
Khuyến nghị cũng được đưa ra sau một nghiên cứu lớn công bố hồi tuần trước, cho thấy liều đầu tiên của AstraZeneca hoặc Pfizer/BioNTech và liều thứ hai bằng vắc xin Moderna trong 9 tuần sau đó cho thấy phản ứng miễn dịch tốt hơn.
Trong trường hợp có người mắc Covid-19, Chính phủ yêu cầu cấp phát thuốc kháng virus nhanh nhất, sớm nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, WHO cho biết việc tiêm trộn và kết hợp các loại vắc xin COVID-19 như vậy cần tính đến nguồn cung, khả năng tiếp cận và những lợi ích cũng như rủi ro của các vắc xin COVID-19 đang sử dụng.
WHO nói sẽ xem xét lại các khuyến nghị nói trên nếu có thêm dữ liệu.
Trước khi WHO ra khuyến nghị trên, nhiều quốc gia đã triển khai tiêm trộn và kết hợp do phải đối mặt với số ca COVID-19 tăng vọt, nguồn cung thấp và tốc độ tiêm chủng chậm do một số lo ngại về tính an toàn của các loại vắc xin.
Bộ Y tế đề nghị Ninh Bình thu hồi văn bản 'cách ly người về từ Hà Nội
Bộ Y tế đề nghị thu hồi công văn do Sở Y tế Ninh Bình về việc yêu cầu người từ Hà Nội về tỉnh này phải cách ly, kết quả xét nghiệm sàng lọc SARS-COV-2 âm tính mới được sinh hoạt, làm việc bình thường.
Trước đó, báo chí đưa tin về việc tỉnh Ninh Bình quy định “yêu cầu người từ Hà Nội về Ninh Bình dù ở cấp độ dịch nào vẫn phải cách ly, lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-COV-2 có kết quả âm tính mới được sinh hoạt, làm việc bình thường”.
Bộ Y tế yêu cầu UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo Sở Y tế tỉnh này thu hồi văn bản trên. Bộ cũng yêu cầu các sở, ban ngành nghiêm túc thực hiện đầy đủ các quy định tại Nghị quyết số 128 ngày 11/10 của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” và quyết định ngày 12/10 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128 quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
Văn bản của Bộ nêu rõ: “Kết quả xử lý và báo cáo thực hiện gửi về Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia trước ngày 19/12/2021”.
Trước đó, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Ninh Bình yêu cầu đối với người về Ninh Bình từ Hà Nội thuộc vùng dịch cấp độ 2 (màu vàng) mà chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, người về từ vùng dịch cấp độ 3, 4 và vùng có yếu tố dịch tễ phức tạp (tương đương cấp độ 4) cách ly tập trung 14 ngày, được lấy mẫu xét nghiệm trong thời gian cách ly; hết thời gian cách ly tập trung nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 được cho về cách ly tại nhà thêm 14 ngày).
Đối với người về từ vùng dịch cấp độ 1 và cấp độ 2 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc xin phòng Covid-19 của Hà Nội phải thực hiện khai báo y tế với Trạm y tế xã, phường, thị trấn ngay khi về đến địa phương để được hướng dẫn cách ly y tế tạm thời tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo phương pháp Realtime RT-PCR gộp mẫu. Sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV2 mới được sinh hoạt và làm việc bình thường.
Riêng người đến hoặc về Ninh Bình trong thời gian ngắn (dưới 02 ngày), không phải cách ly tạm thời và lấy mẫu xét nghiệm tại Ninh Bình nhưng phải xuất trình được kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp Realtime RT-PCR còn hiệu lực trong vòng 48 giờ kể từ khi lấy mẫu đến thời điểm khai báo y tế tại trạm y tế nơi đến, về.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận