• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

TNGT đường sắt tiếp tục giảm mạnh trong tháng 7

03/08/2016, 16:18

Tai nạn giao thông đường sắt tháng 7 tiếp tục giảm mạnh sau 6 tháng giảm sâu ở cả ba tiêu chí.

can-chan-tu-dong

Việc lắp đặt cần chắn tự động, dàn chắn điện góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt

Tin từ Tổng công ty Đường sắt VN cho, tai nạn giao thông đường sắt tiếp tục giảm mạnh trong tháng 7/2016 so với cùng kỳ 2015 mặc dù sau khi thông cầu Ghềnh, lại vào dịp hè, số chuyến tàu tăng cao. Cụ thể, xảy ra 39 vụ, giảm 12 vụ, tương đương giảm 23,5%; số người chết 20 người, giảm 4 người, tương đương 16,7%. Tuy nhiên, số người bị thương 26 người, tăng 3 người, tương đương 13%.

Nguyên nhân xảy ra tai nạn chủ yếu do khách quan với 38 vụ, so cùng kỳ giảm 11 vụ; do chủ quan 1 vụ, giảm 1 vụ. Trong đó chủ yếu do người và phương tiện giao thông đường bộ khi đi qua đường sắt không chú ý, bị tàu va cán gạt, đặc biệt có 3 trường hợp nhảy vào tàu tự tử. Về địa điểm xảy ra tai nạn thì tại đường ngang dân sinh chiếm tới 21 vụ, dọc đường và hành lang đường sắt 13 vụ. Các trường hợp gây tai nạn gồm do đi bộ 13 vụ, nằm ngồi trên đường sắt 3 vụ, xe máy vượt ẩu 12 vụ, ô tô vượt ẩu 12 vụ.

Về ảnh hưởng cơn bão số 1, có 29 điểm đường bị cây, cột điện, biển quảng cáo, mái tôn nhà dân đổ, rơi chắn ngang đường sắt, hỏng 3 dàn chắn và hệ thống điện, hàng trăm điểm thông tin tín hiệu bị hư hỏng… Mặc dù vậy, do thực hiện tốt công tác ứng trực, tuần gác và cứu chữa kịp thời nên chỉ chậm 17 đoàn tàu, không ảnh hưởng an toàn chạy tàu.

Theo ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt VN, việc ngành Đường sắt thi công lắp đặt cần chắn tự động, dàn chắn điện, bán tự động tại các đường ngang đang phát huy tác dụng tích cực, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt. Vì vậy, từ nay đến cuối năm 2016, bên cạnh việc tăng cường cảnh giới tại các đường ngang, ngành Đường sắt sẽ cố gắng hoàn thành việc lắp đặt 600 cần chắn, dàn chắn tự động, bán tự động tiếp theo. Ngoài ra sẽ có lộ trình cụ thể về việc lắp đặt thiết bị này trong năm 2017 và những năm tiếp theo tại các đường ngang cảnh báo tự động và đường ngang có gác…

Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN Vũ Tá Tùng cho rằng, tháng 8 là tháng cuối của đợt cao điểm vận tải hè đồng thời là bước vào mùa mưa bão. Vì vậy, cần tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, kiểm tra hiện trường, giám sát việc thực hiện nội quy, kỷ luật lao động, quy trình quy phạm của người lao động. Để đảm bảo an toàn chạy tàu, các đơn vị đường sắt phải triển khai ngay phương án phòng chống bão lũ, chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi bão lũ xảy ra…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.