• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

TP.HCM nguy cơ ùn tắc, kẹt xe trở lại

25/03/2015, 13:12

Có 39 điểm có nguy cơ tái ùn tắc giao thông ở TP Hồ Chí Minh hiện nay.

IMG_4330
Đoàn xe nối dài trên đường Mai Chí Thọ để vào đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

Theo ông Nguyễn Ngọc Tường trong năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng từ 30 phút trở lên. Tuy vậy có 39 khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông cao. Trong đó quận 1, quận 2, quận 7, quận 9, quận 12 có hai điểm; quận 3 có 7 điểm; quận 6, quận 10 có 3 điểm; Bình Thạnh có 5 điểm…

Điển hình là tại các nút giao đường Nguyễn Văn Linh – đường Nguyễn Hữu Thọ (Q.7); đường Nguyễn Văn Cừ - Trần Hưng Đạo (Q.5)… Những điểm này theo ông Tường là bình thường không ùn tắc nhưng nếu xảy ra va quệt thì khả năng ùn tắc cao.

Ông Nguyễn Hữu Tín – Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân tái trở lại ùn tắc giao thông là do sự phối hợp giữa các lực lượng gần đây chưa tốt. Ông Tín nhớ lại năm 2013, việc giải quyết ùn tắc giao thông được xem là điểm sáng của TP. Hồ Chí Minh. Trong điều kiện hạ tầng chưa hoàn thiện nhưng việc tổ chức lực lượng và điều phối lực lượng phân luồng giao thông tốt tại các khu vực trọng yếu, vào các giờ cao điểm được thực hiện tốt nên số vụ ùn tắc giao thông giảm liên tục.

Vị Phó chủ tịch UBND Thành phố nhắc lại những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức lực lượng của CSGT, Thanh niên xung phong, lực lượng dân quân ở địa phương…để điều tiết giao thông vào giờ cao điểm. “Có nhiều cụ già, lão thành hưu trí cũng ra đường để tham gia điều tiết giao thông mỗi khi có ùn tắc. Đó là những hình ảnh rất đẹp mà chúng ta cần phải phát huy”, ông Tín nói.

Ngoài ra, một số khu vực ùn tắc cục bộ do xe container, xe tải vào các giờ cao điểm như khu vực cảng Cát Lái, cầu Phú Mỹ, vòng xoay Mỹ Thủy ra xa lộ Hà Nội, cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây…thời gian qua cục xảy ra ùn tắc cục bộ.

IMG_4325
Phó chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hưu Tín yêu cầu Sở GTVT phải đếm xe và xây dựng mô hình hướng di chuyển để đưa ra phương án phân luồng giao thông hợp lý, tránh ùn tắc

Phó chủ tịch UBND Thành phố giao Sở GTVT tổ chức đếm lưu lượng xe qua các khu vực này liên tục trong vòng 7 ngày. Sau đó dựng một mô hình về hướng di chuyển của các phương tiện ở những khu vực này để từ đó nghiên cứu điều phối giao thông liên khu vực. Tuyến nào cho chạy, chạy vào giờ nào, đi một chiều hay hai chiều… từ đó phân luồng lại giao thông cho phù hợp với thực tế, tránh xảy ra ùn tắc tại cửa ngõ Thành phố và các cảng như vừa qua.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.