• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Trục vớt tàu chìm trên sông Lòng Tàu thế nào?

13/11/2019, 15:33

Theo cảng vụ, có thể con tàu chìm sẽ được kéo ra khỏi luồng trong vòng 30 ngày (kể từ khi phương án được duyệt) hoặc sớm hơn dự kiến…

Hiện trường tàu VIETSUN INTEGRITY chìm trên sông Lòng Tàu

Sau 20 ngày xảy ra vụ tàu VIETSUN INTEGRITY chìm trên sông Lòng Tàu (thuộc tuyến luồng hàng hải Sài Gòn - Vũng Tàu), Cảng vụ Hàng hải TP HCM đã duyệt phương án trục vớt do chủ tàu trình.

Rút ngắn thời gian trong phương án trục vớt

Cảng vụ Hàng hải TP HCM cho biết, đang chỉ đạo chủ tàu tiếp tục điều chỉnh phương án trục vớt theo hướng rút ngắn hơn thời gian di dời tàu chìm ra khỏi luồng Sài Gòn - Vũng Tàu nên chưa thể cung cấp phương án cuối cùng.

Tuy nhiên, tìm hiểu của PV Báo Giao thông, phương án được duyệt là của liên doanh trục vớt giữa Công ty TNHH Dịch vụ hàng hải Thái Bình Dương (PMS) và Công ty TNHH Trục vớt. Phương án này đã được chủ tàu trình và Cảng vụ tổ chức hội nghị xem xét phê duyệt chiều 5/11. Tuy nhiên, đến ngày 8/11, đơn vị này mới phê duyệt. Lý do là Cảng vụ Hàng hải TP HCM trả lại chủ tàu để bổ sung một số nội dung theo yêu cầu như: Thêm chi tiết về an toàn lao động, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, điều tiết giao thông...

Theo phương án này, đơn vị trục vớt sẽ bố trí thợ lặn, thiết bị cắt kim loại dưới nước, cẩu hỗ trợ, tiến hành cắt xẻ mạn trái tàu tại các vị trí hầm hàng để thuận tiện cho việc lấy các container ra ngoài. Bước tiếp theo sẽ cắt xác tàu thành 4 phần dựa theo bản vẽ kết cấu trên thân tàu, kết hợp cẩu, phao nâng và tời kéo đưa các mảnh cắt vào gần bờ và ra khỏi luồng hàng hải, sau đó tiếp tục cắt nhỏ để di dời. Cùng đó là việc rà quét các chướng ngại vật còn sót lại.

Về phương tiện trục vớt thi công, đơn vị này trình phương án lựa chọn 1 sà lan cẩu công trình, trang bị cẩu chữ A 350 tấn chuyên dụng cho trục vớt, 1 sà lan 1.500 tấn trang bị cẩu xoay 160 tấn và tời thủy lực 24 tấn, 1 tàu kéo 500 CV, 3 tàu kéo lớn hơn 500 CV, 1 tàu kéo 290 CV, 2 ghe lặn. Riêng trạm lặn PMS gồm 2 container chứa thiết bị lặn, buồng giảm áp thợ lặn, truyền hình mạch kín CCTV, hệ thống liên lạc thợ lặn dưới nước, bang khí, máy nén khí, dây truyền sinh đủ để phục vụ cho 12 thợ lặn làm việc cùng lúc. Ngoài ra, còn có các thiết bị khác như thiết bị xói bùn đất, máy hàn cắt dưới nước…

Tổng thời gian hoàn thành hạng mục cắt mạn trái là 6 ngày. Việc cẩu container sẽ tiến hành dựa theo tiến độ cắt và giải phóng mặt bằng, cắt xong đến đâu thì cẩu đến đó. Công việc giải phóng container dự kiến mỗi ngày khoảng 12 - 15 chiếc. Sau đó sẽ xử lý thân tàu sau khi đã giải phóng toàn bộ container hàng hóa. Hạng mục này ưu tiên cho việc kéo xác tàu ra khỏi luồng, sau đó sẽ cắt ra, chia nhỏ để xử lý.

Tiếp đến, đơn vị trục vớt sẽ tiếp tục thực hiện đường cắt ngang số 1 (dự kiến hoàn thành trong 10 ngày); đường cắt ngang 2 (dự kiến 7 ngày); đường cắt số 3 (dự kiến 7 ngày); cắt khối đuôi tàu (7 ngày)… Công việc trục vớt dự kiến 45 ngày kể từ ngày thiết bị tập kết đến công trường. Thời gian tập kết và bắt đầu tiến hành công việc là 3 ngày (kể từ ngày phương án này được phê duyệt). Toàn bộ thời gian xử lý xác tàu là 3 tháng.

Cũng theo nguồn tin của PV, phương án của PMS có giá thành là 20 tỷ đồng. Mặc dù vậy, phía bảo hiểm (P&L cub Hàn Quốc - bảo hiểm tàu VIETSUN INTEGRITY 5 triệu USD) lại muốn chọn một đơn vị khác có mức giá cao hơn tham gia xử lý xác tàu này.

Khẩn trương di dời tàu bị nạn sang biên luồng

Khoảng 01h20 ngày 19/10, tàu vận tải VIETSUN INTEGRITY (thuộc Công ty CP Việt Nhật, quốc tịch Việt Nam, trọng tải 8.015 tấn) có 17 thuyền viên chở 285 container trên đường từ TP HCM đi TP Hải Phòng đã xảy ra sự cố chìm tàu tại khu vực phao số 28 luồng Sài Gòn - Vũng Tàu, sông Lòng Tàu thuộc địa phận huyện Cần Giờ. Sau khi sự cố xảy ra, Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị tích cực triển khai các biện pháp khắc phục, phòng chống sự cố tràn dầu, điều tiết cho các phương tiện khác lưu thông an toàn theo các tuyến luồng: Soài Rạp, Sông Dừa.


Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hải Nam, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải TP HCM cho biết, có thể có nhiều đơn vị gửi hồ sơ cho chủ tàu để tham gia trục vớt tàu VIETSUN INTEGRITY. Tuy nhiên, Cảng vụ chỉ xem xét, phê duyệt phương án do chủ tàu trình. Ông Nam cũng khẳng định, Cảng vụ không thụ động ngồi chờ mà đã ban hành nhiều văn bản đốc thúc chủ tàu sớm trình phương án trục vớt.

“Ở tình huống và cấp độ này, theo quy định, 24 giờ chủ tàu phải trình phương án. Chúng tôi đã tổ chức nhiều cuộc họp, ra nhiều văn bản yêu cầu chủ tàu khẩn trương trình phương án. Nếu Nhà nước đứng ra ứng tiền và tổ chức trục vớt thì lấy tiền đâu? Bởi trong vòng 24 giờ không trình, Cảng vụ có quyền báo cáo Cục Hàng hải VN, Bộ GTVT để tổ chức chỉ định nhưng tiền ở đâu, ai duyệt, bao giờ duyệt? Phải gửi Bộ Tài chính, 1 tháng không xong được. Cảng vụ có làm thay, sau này chủ tàu phá sản, Cảng vụ kiện ra tòa để đòi tiền cho Nhà nước à? Liệu có đòi được không?…”, ông Nam nói.

Nói về phương án được duyệt, ông Nam cho hay, Cảng vụ đã rất thận trọng mời các cơ quan, ban, ngành góp ý, chỉnh sửa rồi mới duyệt. Có thể trục vớt ngay tại chỗ hoặc trục vớt 1 phần rồi kéo ra khỏi luồng. Cảng vụ quan tâm nhất là việc bao nhiêu ngày sẽ di dời con tàu ra khỏi luồng.

Ông Nam khẳng định, tàu được di dời ra biên luồng sẽ không ảnh hưởng gì đến an toàn hành hải của những tàu có mớn nước lớn cho phép lưu thông trên luồng sông Lòng Tàu theo quy định hiện hành. Theo ông Nam, dài nhất là 30 ngày (kể từ khi đơn vị trục vớt tập kết phương tiện, thiết bị, nhân lực ra hiện trường) sẽ di dời xác tàu ra khỏi luồng. Cảng vụ đang điều chỉnh để có thể tiến độ sẽ còn nhanh hơn dự kiến. Hiện nay đã tập trung cẩu, có thợ lặn, sà lan ở hiện trường, đã khảo sát lại để tiến hành trục vớt.Về năng lực của đơn vị trục vớt, ông Nam cho hay, nếu thiếu máy móc, thiết bị, đơn vị trục vớt sẽ phải đi thuê để đáp ứng với yêu cầu của công việc trục vớt, thanh thải luồng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.