Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Khuất Duy Tiến đã cầm súng tham gia hàng trăm trận đánh, từ các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến các cuộc chiến bảo vệ biên giới. Ở tuổi 91, vị tướng dày dạn trận mạc ấy luôn đau đáu nhớ về những người đồng đội đã hy sinh xương máu, ngã xuống cho bình yên ngày hôm nay, đặc biệt là mỗi dịp 27/7.
Mỗi năm, vào dịp 27/7, cảm xúc của ông thế nào và ông thường làm gì trong những ngày này?
Tôi đi bộ đội từ năm 19 tuổi, đến năm 2000 về hưu là có 50 năm gắn bó với binh nghiệp. Sống già nửa đời người trong quân đội, gắn bó với hơi thở của bộ đội, đồng đội luôn là phần quan trọng nhất, gắn bó nhất trong cuộc đời tôi.
Bao năm rồi, cứ đến dịp 27/7, những ngày này gây thương nhớ nhất, ký ức dội về nhiều nhất. Khi nằm ngủ xong, cứ tỉnh dậy đọc sách, đọc báo là nhớ đến anh em.
Mình sống được 91 tuổi là quý lắm, đi bộ đội từ năm 19 tuổi, trải qua hàng trăm trận, hàng chục chiến dịch, tại sao còn sống được? Đó là nhờ có những đồng chí đồng đội giúp mình, che chở cho mình, hy sinh cho mình.
Dịp này, chúng tôi thường hỏi han nhau, đi thăm lại chiến trường xưa, thăm lại nơi các đồng đội đang yên nghỉ, thăm những đồng đội còn sống, thăm thân nhân các đồng đội đã ra đi…
Ngày 23/7, tôi và vài đồng đội sẽ vào lại chiến trường Tây Nguyên để làm những công việc hiếu nghĩa nhân dịp này.
Nửa thế kỷ gắn bó với binh nghiệp, trở thành Trung tướng, Anh hùng LLVTND, kỷ niệm nào trong những ngày đầu vào quân ngũ khiến ông nhớ mãi?
Khi vào bộ đội, tôi cũng như phần lớn các thanh niên trẻ thời đó, chỉ khao khát được chiến đấu, cống hiến. Hồi ấy, như đại đa số người dân Việt Nam, nhà tôi nghèo lắm. Những năm 1944 - 1945, Pháp đô hộ, Nhật nhảy vào, bắt dân phá lúa trồng đay, gây nên nạn đói cùng cực. Hà Nội cảnh người chết đầy đường, gia đình nhà tôi mất 2 ông chú và 4 người anh em, xót xa vô tận gieo vào lòng tôi đến tận bây giờ.
Thế là từ 13 tuổi, tôi tham gia cách mạng địa phương. 18 tuổi, tôi bị địch bắt giam, tra tấn tưởng chết, nhưng rồi tôi trốn được, về quê tiếp tục hoạt động cách mạng. Tháng 9/1950, đủ tuổi, tôi mới chính thức được vào bộ đội, ở Trung đoàn 48 Đại đoàn 320.
Hồi xin đi bộ đội, nhớ nhất Trung đoàn Thăng Long lúc đó đang tuyển quân ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tôi ra đăng ký thì bị loại vì không đủ chiều cao, cân nặng.
Tôi thẫn thờ ngồi đó, bỗng thấy có một đồng chí chiều cao, cân nặng đúng bằng mình cũng bị loại. Đồng chí ấy chắc đang là du kích, có đội mũ, đeo lựu đạn, thấy bảo không đủ tiêu chuẩn bèn rút lựu đạn đòi thử ngay tại đó vì “cuộc đời chỉ cần đi giết giặc trả thù cho đất nước, cho bố mẹ đã bị giết hết”.
Đồng chí đó được nhận, thế là tôi lao vào kiến nghị “sao nhận đồng chí này không nhận tôi?” và cũng được đi bộ đội.
Và rồi, những ngày tháng sau đó của ông ra sao?
Không chỉ không đủ chiều cao, cân nặng mà khi vào bộ đội rồi, tôi còn gặp khó khăn khi luyện tập đi đều bước cũng không biết bước chân trái được, tập bắn súng thì không nheo mắt được, nên đơn vị cho làm anh nuôi.
Quá trình làm anh nuôi, tôi vẫn kỳ cạch tập đi đều bước. Mắt không nheo được, tôi nắm nắm cơm nóng, dí vào để tập nhắm mắt. Cứ như vậy, rồi tôi cũng đi đều bước được, bắn súng được.
Tôi lại còn hát hay nữa, nên Tiểu đội trưởng quý tôi, nhận tôi làm liên lạc viên. Theo ông, tôi học hỏi được những kiến thức quân sự bước đầu và dần dần tôi được lãnh đạo tin tưởng giao nhiệm vụ Tiểu đội trưởng, rồi Trung đội trưởng.
Kết thúc chống Pháp, tôi được cử đi học trường Lục quân từ tháng 3/1956 - 5/1958. Hồi vào bộ đội tôi mới học hết lớp 3, nên để theo kịp chương trình, tôi phải tự học rất nhiều.
Quá trình chiến đấu, tôi bị thương 2 lần, nên có được 1 khoản tiền hỗ trợ. Số tiền ấy tôi đều dành để mua sách. Kết thúc khóa học, tôi là 1 trong 5 người học giỏi nhất khóa, nhà trường muốn giữ làm giáo viên nhưng Sư đoàn giao tôi làm Đại đội trưởng Đại đội 1.
Rồi từ đó, tôi cứ tham gia các trận đánh theo điều động của cấp trên.
Hồi đó, có khi nào ông nghĩ sau này mình sẽ trở thành một vị tướng, một Anh hùng?
Tôi cũng như bao người, không hề có ý nghĩ đó, mà chỉ mong được góp sức mình vào công cuộc giải phóng, thống nhất đất nước.
Vì nhân dân, vì Tổ quốc, cho dù có phải hy sinh cả tính mạng cũng sẵn sàng. Huân huy chương tôi đeo, là của tập thể, của đồng đội, không phải của riêng tôi đâu.
Đã trải qua hàng trăm trận đánh, ký ức hay khoảnh khắc nào khiến ông nhớ nhất?
Ký ức đầy ăm ắp. Nhưng ký ức làm tôi đau đáu nhất luôn là mảng ký ức về những đồng đội đã ngã xuống.
Như chiến dịch đường 9 Nam Lào, mục đích của địch là phá con đường vận tải chiến lược đi thẳng từ Bắc vào miền Nam.
Chúng ta cũng đặt quyết tâm rất cao để chặn đứng, phá tan âm mưu của địch. 280 anh em ta đã thương vong trong chận chiến này, trong số đó có Tiểu đoàn trưởng Phạm Công Doanh.
Trưa 25/2/1971, khi tôi ra lệnh cho hướng chủ yếu Đông Nam nổ súng tiến công, đứng trên tháp xe tăng mang số hiệu 555, anh Doanh phất cờ hiệu cho bộ binh tiến theo bị trúng bom, một mảnh bom găm vào ngực anh, máu phun ra đầy áo. Mấy chiến sĩ chạy đến ôm người Tiểu đoàn trưởng quả cảm. Nhưng anh vẫn chỉ tay lên đỉnh đồi thúc giục mọi người tiếp tục tiến lên…
Trong trận chiến này, đồng chí Phùng Quang Thanh là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64. Đơn vị của đồng chí Thanh đã chiến đấu vô cùng dũng cảm. Bản thân anh Thanh khi bị thương vẫn chỉ huy bộ đội chiến đấu rất anh dũng.
Trận đánh này, chúng tôi đã bắt sống 270 tên địch, tiêu diệt toàn bộ những tên còn lại.
Nói đến Trung tướng Khuất Duy Tiến, không thể không nói đến nghệ thuật nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên để tạo nên một chiến thắng thần tốc 1 ngày bằng 20 năm. Nghệ thuật nghi binh được triển khai như thế nào, thưa ông?
Mùa xuân 1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở chiến dịch chiến lược chính trên chiến trường Tây Nguyên, giải phóng Buôn Ma Thuột, phát triển xuống đồng bằng Khu 5.
Lực lượng của địch ở chiến trường Tây Nguyên thời điểm đó khoảng 30.000 quân được trang bị đầy đủ phương tiện, máy móc hiện đại, tối tân nhất.
Tư lệnh chiến dịch đã xác định, để cô lập và đánh chiếm Buôn Ma Thuột nhanh nhất, cần phải lên kế hoạch nghi binh để lừa địch.
Tôi khi đó là Trưởng phòng Tác chiến đã xây dựng kế hoạch lừa địch này, khiến chúng tưởng ta chuẩn bị đánh Kon Tum - Gia Lai nhưng trên thực tế, ta lại điều quân xuống phía Nam Tây Nguyên, chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột.
Trong suốt thời gian thực hiện kế hoạch nghi binh từ giữa tháng 11/1974 đến đầu tháng 3/1975, những phương án nghi binh được ta triển khai rầm rộ như: Đêm đêm các xe kéo pháo, xe tăng cơ động thay đổi vị trí, các xe vận tải tăng cường vận tải hàng hóa, quân - dân ra sức củng cố hầm hào, công sự chiến đấu.
Đồng thời ta cho phao tin sắp đánh lớn ở Gia Lai, Kon Tum khiến cho địch lập tức điều động lực lượng lên khu vực này, trong khi đó Buôn Ma Thuột không có kế hoạch phòng thủ.
Trong khi đó, hai sư đoàn chủ lực của ta là Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 bí mật hành quân xuống Nam Tây Nguyên bao vây, cô lập và giải phóng hoàn toàn Buôn Ma Thuột. Địch bị rơi vào thế bị động, bất ngờ, ta tiến công liên tiếp giải phóng, làm chủ toàn bộ Tây Nguyên.
Thừa thắng xông lên, quân ta tiến xuống đồng bằng ven biển giải phóng Bình Khê, Phú Yên, Nha Trang - Cam Ranh, tạo nên bước ngoặt quyết định góp sức vào thành công của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Trải qua hàng trăm trận đánh, Trung tướng có thể nói tóm tắt về bài học chiến thắng trong chiến tranh?
Nhiều trận đánh oanh liệt, nhưng có những trận đánh phải nghiến răng vào mà đánh, biết sẽ đau thương, mất mát cũng phải đánh.
Chiến tranh thương vong là bình thường, có đánh thắng hay không mới là quan trọng. Đánh thắng được thì giải quyết được rất nhiều vấn đề. Đánh thắng được phải rút được nhiều bài học, tại sao thắng, tại sao thương vong.
Nghệ thuật quân sự ngày đấy chả có ai dạy, cứ tự luyện tập, quan sát mà thành.
Gắn bó nửa thế kỷ với cuộc đời binh nghiệp, sống và chiến đấu quên mình, vậy còn chuyện tình cảm, gia đình của một vị tướng tài ba thế nào, thưa ông?
Tôi đi bộ đội từ năm 19 tuổi, ở nhà bố mẹ cũng có mai mối nhưng có người bố mẹ định hỏi thì mình không ưng, người mình ưng thì người ta không ưng mình!
Cuối năm 1955, khi 24 tuổi, được nghỉ phép, tôi thuê xe đạp về thăm nhà, thì gặp Vân - bà xã tôi bây giờ. Khi tôi đi bộ đội, Vân mới là nhi đồng, nên khi gặp lại ở cổng làng, tôi ngỡ ngàng thấy Vân lớn lên, xinh đẹp.
Chúng tôi hỏi han, rồi giữ liên hệ, thư từ đi lại, hơn một năm sau thì thấy cảm mến nhau. Tôi về xin phép bố mẹ, bố mẹ tôi ưng cô Vân nhưng lại lo nhà Vân gốc gác quan lại, nhà tôi nông dân nghèo khó, phía nhà gái không ưng. Ai ngờ qua hỏi cưới, thì gia đình cô Vân lại ưng.
Năm 1958, chúng tôi cưới nhau, khi đó tôi đang học Lục quân, nên chỉ được nghỉ đúng 3 ngày thì lại vào trường. Tôi ở Sơn Tây, vợ lại về Quảng Ninh công tác, làm dược sỹ Bệnh viện Quảng Yên. Sau đó, tôi cũng chỉ ghé về mỗi lần nghỉ phép, mọi việc gia đình toàn bộ do Vân chu toàn.
Vì điều kiện công tác, 6 lần vợ sinh con, tôi đều không thể về. Chúng tôi mất 2 cháu, còn 4 cháu nữa, Vân đã đảm đang nuôi dậy các con nên người. Tôi rất phục vợ vì cô ấy không chỉ gánh vác toàn bộ việc gia đình thay chồng, mà còn rất coi trọng việc giáo dục con cái học hành. Giờ đến các cháu, vợ tôi cũng rất quan tâm đến việc học, thường xuyên mua sách tặng cho con cháu.
Gia đình ông khiến mọi người ngưỡng mộ khi có cuộc sống hạnh phúc, giản dị, con cháu đều giỏi giang, cống hiến trong nhiều lĩnh vực có ích cho xã hội. Trong cuộc sống thường ngày, ông thường hay chỉ bảo, răn dạy điều gì nhất cho con cháu?
Vợ chồng tôi luôn tự nhủ, mình sống mẫu mực thì con cháu tự biết noi theo. Còn nếu hay nói chuyện gì với con cháu nhất, thì là tôi hay nói chuyện sử sách, kể cho các con cháu nghe câu chuyện về những người đi trước, để các con cháu thấy được ý nghĩa của cuộc sống bình yên, độc lập hôm nay.
Trân trọng cảm ơn ông!
Mỗi năm, vào dịp 27/7, cảm xúc của ông thế nào và ông thường làm gì trong những ngày này?
Tôi đi bộ đội từ năm 19 tuổi, đến năm 2000 về hưu là có 50 năm gắn bó với binh nghiệp. Sống già nửa đời người trong quân đội, gắn bó với hơi thở của bộ đội, đồng đội luôn là phần quan trọng nhất, gắn bó nhất trong cuộc đời tôi.
Bao năm rồi, cứ đến dịp 27/7, những ngày này gây thương nhớ nhất, ký ức dội về nhiều nhất. Khi nằm ngủ xong, cứ tỉnh dậy đọc sách, đọc báo là nhớ đến anh em.
Mình sống được 91 tuổi là quý lắm, đi bộ đội từ năm 19 tuổi, trải qua hàng trăm trận, hàng chục chiến dịch, tại sao còn sống được? Đó là nhờ có những đồng chí đồng đội giúp mình, che chở cho mình, hy sinh cho mình.
Dịp này, chúng tôi thường hỏi han nhau, đi thăm lại chiến trường xưa, thăm lại nơi các đồng đội đang yên nghỉ, thăm những đồng đội còn sống, thăm thân nhân các đồng đội đã ra đi…
Ngày 23/7, tôi và vài đồng đội sẽ vào lại chiến trường Tây Nguyên để làm những công việc hiếu nghĩa nhân dịp này.
Nửa thế kỷ gắn bó với binh nghiệp, trở thành Trung tướng, Anh hùng LLVTND, kỷ niệm nào trong những ngày đầu vào quân ngũ khiến ông nhớ mãi?
Khi vào bộ đội, tôi cũng như phần lớn các thanh niên trẻ thời đó, chỉ khao khát được chiến đấu, cống hiến. Hồi ấy, như đại đa số người dân Việt Nam, nhà tôi nghèo lắm. Những năm 1944 - 1945, Pháp đô hộ, Nhật nhảy vào, bắt dân phá lúa trồng đay, gây nên nạn đói cùng cực. Hà Nội cảnh người chết đầy đường, gia đình nhà tôi mất 2 ông chú và 4 người anh em, xót xa vô tận gieo vào lòng tôi đến tận bây giờ.
Thế là từ 13 tuổi, tôi tham gia cách mạng địa phương. 18 tuổi, tôi bị địch bắt giam, tra tấn tưởng chết, nhưng rồi tôi trốn được, về quê tiếp tục hoạt động cách mạng. Tháng 9/1950, đủ tuổi, tôi mới chính thức được vào bộ đội, ở Trung đoàn 48 Đại đoàn 320.
Hồi xin đi bộ đội, nhớ nhất Trung đoàn Thăng Long lúc đó đang tuyển quân ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tôi ra đăng ký thì bị loại vì không đủ chiều cao, cân nặng.
Tôi thẫn thờ ngồi đó, bỗng thấy có một đồng chí chiều cao, cân nặng đúng bằng mình cũng bị loại. Đồng chí ấy chắc đang là du kích, có đội mũ, đeo lựu đạn, thấy bảo không đủ tiêu chuẩn bèn rút lựu đạn đòi thử ngay tại đó vì “cuộc đời chỉ cần đi giết giặc trả thù cho đất nước, cho bố mẹ đã bị giết hết”.
Đồng chí đó được nhận, thế là tôi lao vào kiến nghị “sao nhận đồng chí này không nhận tôi?” và cũng được đi bộ đội.
Và rồi, những ngày tháng sau đó của ông ra sao?
Không chỉ không đủ chiều cao, cân nặng mà khi vào bộ đội rồi, tôi còn gặp khó khăn khi luyện tập đi đều bước cũng không biết bước chân trái được, tập bắn súng thì không nheo mắt được, nên đơn vị cho làm anh nuôi.
Quá trình làm anh nuôi, tôi vẫn kỳ cạch tập đi đều bước. Mắt không nheo được, tôi nắm nắm cơm nóng, dí vào để tập nhắm mắt. Cứ như vậy, rồi tôi cũng đi đều bước được, bắn súng được.
Tôi lại còn hát hay nữa, nên Tiểu đội trưởng quý tôi, nhận tôi làm liên lạc viên. Theo ông, tôi học hỏi được những kiến thức quân sự bước đầu và dần dần tôi được lãnh đạo tin tưởng giao nhiệm vụ Tiểu đội trưởng, rồi Trung đội trưởng.
Kết thúc chống Pháp, tôi được cử đi học trường Lục quân từ tháng 3/1956 - 5/1958. Hồi vào bộ đội tôi mới học hết lớp 3, nên để theo kịp chương trình, tôi phải tự học rất nhiều.
Quá trình chiến đấu, tôi bị thương 2 lần, nên có được 1 khoản tiền hỗ trợ. Số tiền ấy tôi đều dành để mua sách. Kết thúc khóa học, tôi là 1 trong 5 người học giỏi nhất khóa, nhà trường muốn giữ làm giáo viên nhưng Sư đoàn giao tôi làm Đại đội trưởng Đại đội 1.
Rồi từ đó, tôi cứ tham gia các trận đánh theo điều động của cấp trên.
Hồi đó, có khi nào ông nghĩ sau này mình sẽ trở thành một vị tướng, một Anh hùng?
Tôi cũng như bao người, không hề có ý nghĩ đó, mà chỉ mong được góp sức mình vào công cuộc giải phóng, thống nhất đất nước.
Vì nhân dân, vì Tổ quốc, cho dù có phải hy sinh cả tính mạng cũng sẵn sàng. Huân huy chương tôi đeo, là của tập thể, của đồng đội, không phải của riêng tôi đâu.
Đã trải qua hàng trăm trận đánh, ký ức hay khoảnh khắc nào khiến ông nhớ nhất?
Ký ức đầy ăm ắp. Nhưng ký ức làm tôi đau đáu nhất luôn là mảng ký ức về những đồng đội đã ngã xuống.
Như chiến dịch đường 9 Nam Lào, mục đích của địch là phá con đường vận tải chiến lược đi thẳng từ Bắc vào miền Nam.
Chúng ta cũng đặt quyết tâm rất cao để chặn đứng, phá tan âm mưu của địch. 280 anh em ta đã thương vong trong chận chiến này, trong số đó có Tiểu đoàn trưởng Phạm Công Doanh.
Trưa 25/2/1971, khi tôi ra lệnh cho hướng chủ yếu Đông Nam nổ súng tiến công, đứng trên tháp xe tăng mang số hiệu 555, anh Doanh phất cờ hiệu cho bộ binh tiến theo bị trúng bom, một mảnh bom găm vào ngực anh, máu phun ra đầy áo. Mấy chiến sĩ chạy đến ôm người Tiểu đoàn trưởng quả cảm. Nhưng anh vẫn chỉ tay lên đỉnh đồi thúc giục mọi người tiếp tục tiến lên…
Trong trận chiến này, đồng chí Phùng Quang Thanh là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64. Đơn vị của đồng chí Thanh đã chiến đấu vô cùng dũng cảm. Bản thân anh Thanh khi bị thương vẫn chỉ huy bộ đội chiến đấu rất anh dũng.
Trận đánh này, chúng tôi đã bắt sống 270 tên địch, tiêu diệt toàn bộ những tên còn lại.
Nói đến Trung tướng Khuất Duy Tiến, không thể không nói đến nghệ thuật nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên để tạo nên một chiến thắng thần tốc 1 ngày bằng 20 năm. Nghệ thuật nghi binh được triển khai như thế nào, thưa ông?
Mùa xuân 1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở chiến dịch chiến lược chính trên chiến trường Tây Nguyên, giải phóng Buôn Ma Thuột, phát triển xuống đồng bằng Khu 5.
Lực lượng của địch ở chiến trường Tây Nguyên thời điểm đó khoảng 30.000 quân được trang bị đầy đủ phương tiện, máy móc hiện đại, tối tân nhất.
Tư lệnh chiến dịch đã xác định, để cô lập và đánh chiếm Buôn Ma Thuột nhanh nhất, cần phải lên kế hoạch nghi binh để lừa địch.
Tôi khi đó là Trưởng phòng Tác chiến đã xây dựng kế hoạch lừa địch này, khiến chúng tưởng ta chuẩn bị đánh Kon Tum - Gia Lai nhưng trên thực tế, ta lại điều quân xuống phía Nam Tây Nguyên, chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột.
Trong suốt thời gian thực hiện kế hoạch nghi binh từ giữa tháng 11/1974 đến đầu tháng 3/1975, những phương án nghi binh được ta triển khai rầm rộ như: Đêm đêm các xe kéo pháo, xe tăng cơ động thay đổi vị trí, các xe vận tải tăng cường vận tải hàng hóa, quân - dân ra sức củng cố hầm hào, công sự chiến đấu.
Đồng thời ta cho phao tin sắp đánh lớn ở Gia Lai, Kon Tum khiến cho địch lập tức điều động lực lượng lên khu vực này, trong khi đó Buôn Ma Thuột không có kế hoạch phòng thủ.
Trong khi đó, hai sư đoàn chủ lực của ta là Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 bí mật hành quân xuống Nam Tây Nguyên bao vây, cô lập và giải phóng hoàn toàn Buôn Ma Thuột. Địch bị rơi vào thế bị động, bất ngờ, ta tiến công liên tiếp giải phóng, làm chủ toàn bộ Tây Nguyên.
Thừa thắng xông lên, quân ta tiến xuống đồng bằng ven biển giải phóng Bình Khê, Phú Yên, Nha Trang - Cam Ranh, tạo nên bước ngoặt quyết định góp sức vào thành công của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Trải qua hàng trăm trận đánh, Trung tướng có thể nói tóm tắt về bài học chiến thắng trong chiến tranh?
Nhiều trận đánh oanh liệt, nhưng có những trận đánh phải nghiến răng vào mà đánh, biết sẽ đau thương, mất mát cũng phải đánh.
Chiến tranh thương vong là bình thường, có đánh thắng hay không mới là quan trọng. Đánh thắng được thì giải quyết được rất nhiều vấn đề. Đánh thắng được phải rút được nhiều bài học, tại sao thắng, tại sao thương vong.
Nghệ thuật quân sự ngày đấy chả có ai dạy, cứ tự luyện tập, quan sát mà thành
Gắn bó nửa thế kỷ với cuộc đời binh nghiệp, sống và chiến đấu quên mình, vậy còn chuyện tình cảm, gia đình của một vị tướng tài ba thế nào, thưa ông?
Tôi đi bộ đội từ năm 19 tuổi, ở nhà bố mẹ cũng có mai mối nhưng có người bố mẹ định hỏi thì mình không ưng, người mình ưng thì người ta không ưng mình!
Cuối năm 1955, khi 24 tuổi, được nghỉ phép, tôi thuê xe đạp về thăm nhà, thì gặp Vân - bà xã tôi bây giờ. Khi tôi đi bộ đội, Vân mới là nhi đồng, nên khi gặp lại ở cổng làng, tôi ngỡ ngàng thấy Vân lớn lên, xinh đẹp.
Chúng tôi hỏi han, rồi giữ liên hệ, thư từ đi lại, hơn một năm sau thì thấy cảm mến nhau. Tôi về xin phép bố mẹ, bố mẹ tôi ưng cô Vân nhưng lại lo nhà Vân gốc gác quan lại, nhà tôi nông dân nghèo khó, phía nhà gái không ưng. Ai ngờ qua hỏi cưới, thì gia đình cô Vân lại ưng.
Năm 1958, chúng tôi cưới nhau, khi đó tôi đang học Lục quân, nên chỉ được nghỉ đúng 3 ngày thì lại vào trường. Tôi ở Sơn Tây, vợ lại về Quảng Ninh công tác, làm dược sỹ Bệnh viện Quảng Yên. Sau đó, tôi cũng chỉ ghé về mỗi lần nghỉ phép, mọi việc gia đình toàn bộ do Vân chu toàn.
Vì điều kiện công tác, 6 lần vợ sinh con, tôi đều không thể về. Chúng tôi mất 2 cháu, còn 4 cháu nữa, Vân đã đảm đang nuôi dậy các con nên người. Tôi rất phục vợ vì cô ấy không chỉ gánh vác toàn bộ việc gia đình thay chồng, mà còn rất coi trọng việc giáo dục con cái học hành. Giờ đến các cháu, vợ tôi cũng rất quan tâm đến việc học, thường xuyên mua sách tặng cho con cháu.
Gia đình ông khiến mọi người ngưỡng mộ khi có cuộc sống hạnh phúc, giản dị, con cháu đều giỏi giang, cống hiến trong nhiều lĩnh vực có ích cho xã hội. Trong cuộc sống thường ngày, ông thường hay chỉ bảo, răn dạy điều gì nhất cho con cháu?
Vợ chồng tôi luôn tự nhủ, mình sống mẫu mực thì con cháu tự biết noi theo. Còn nếu hay nói chuyện gì với con cháu nhất, thì là tôi hay nói chuyện sử sách, kể cho các con cháu nghe câu chuyện về những người đi trước, để các con cháu thấy được ý nghĩa của cuộc sống bình yên, độc lập hôm nay.
Trân trọng cảm ơn ông!
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận