Những người biểu tình Hà Lan phản đối EU tại quảng trường Dam Square. (Ảnh: Reuters) |
Theo truyền thông phương Tây, cuộc trưng cầu dân ý tại Hà Lan liên quan tới vấn đề lợi ích của thỏa thuận hợp tác giữa EU và Ukraine. Tuy nhiên, kết quả cuộc trưng cầu này chỉ mang tính chất cố vấn mà không rằng buộc. Thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa EU và Ukraine ký kết tháng 6/2014 đã được Quốc hội của 28 quốc gia thành viên EU thông qua.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Porosenkho cho rằng, cuộc trưng cầu dân ý tại Hà Lan sẽ không mang tính ràng buộc và trong trường hợp xuất hiện phản ứng tiêu cực, chính quyền Hà Lan sẽ… bỏ qua ý kiến người dân. Quan điểm trên được ông Porosenkho đưa ra trong một cuộc họp tại Washington hôm 1/4, theo hãng Ria Novosti.
Hãng Reuters dẫn nhận định, quyết định của EU về "số phận của Ukraine" sẽ ảnh hưởng rất lớn tới Liên minh châu Âu.
Về phần mình, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho rằng, Ukraine không nên gia nhập EU để giữ mối quan hệ tốt đẹp với cả Nga và châu Âu: “Chúng tôi tin rằng Ukraina nên có mối quan hệ tốt đẹp với cả châu Âu và Nga. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra nếu Ukraine gia nhập EU”.
Hiện, tình hình Crimea không cho phép Ukraine phát triển quan hệ tốt đẹp và ổn định với Moscow, tuy nhiên Thủ tướng Hà Lan cho rằng đó là điều mà chính quyền Porosenkho nên làm, bởi Ukraine và Nga vốn có quan hệ gần gũi về mặt lịch sử: “Nếu nhìn vào lịch sử, nước Nga bắt đầu từ Kiev và các phần khác của Ukraine. Và ta không thể phủ nhận rằng, Nga có quyền đòi hỏi một thái độ tốt đẹp, mối quan hệ tốt đẹp từ Ukraine”, ông Rutte nói.
Có thể nói, với cuộc trưng cầu dân ý sắp tới, nhiều người Hà Lan đang đứng trước hai lựa chọn rõ ràng: Kế hoạch mở rộng Liên minh châu Âu (EU) của giới chức có trụ sở ở Brussels hay đứng về phía Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Năm 2014, các viện nghiên cứu hàng đầu nước Đức đã công bố các báo cáo chuyên biệt, trong đó nêu rõ, việc Ukraine ký kết hiệp định hợp tác với EU là một “sai lầm”. Theo đó, nền kinh tế Ukraine vẫn chưa thể thoát khỏi khó khăn và khó tránh khỏi khủng hoảng. Ukraine hiện sản xuất quá ít hàng hóa có thể cạnh tranh với thị trường rộng lớn của EU và thế giới. Ukraine xuất khẩu chủ yếu sản phẩm nông nghiệp, thép và các sản phẩm chưa qua chế biến, nhưng phần lớn các sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.
Chính điều này khiến giới chức EU lo ngại khi “đón nhận” một thành viên như Ukraine và là rào cản lớn nhất đối với mong muốn hiện tại của Kiev.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận