• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Ứng dụng công nghệ kéo giảm tai nạn, kẹt xe

23/12/2016, 06:05
image

Ứng dụng công nghệ sẽ là giải pháp quan trọng của VN để kéo giảm tai nạn, ùn tắc giao thông.

1

Hệ thống camera đã được lắp đặt trên nhiều tuyến cao tốc phục vụ lực lượng chức năng bảo đảm trật tự ATGT - Ảnh: Khánh Linh

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị ATGT Việt Nam 2016 do Ủy Ban ATGT Quốc gia tổ chức hôm qua (22/12), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình khẳng định, ứng dụng công nghệ sẽ là giải pháp quan trọng của VN để kéo giảm tai nạn, ùn tắc giao thông.

ATGT cần sự đồng hành của các nhà khoa học

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, những năm qua, TNGT đã liên tục được kéo giảm cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2015, số người chết do TNGT đã giảm trên 12.500 người so với giai đoạn 2006-2010. Năm 2016, TNGT vẫn tiếp tục được kéo giảm. Tuy nhiên, trật tự ATGT vẫn diễn biến phức tạp, TNGT còn cao, mỗi ngày, có tới 24 người chết và gần 60 người bị thương do TNGT.

“Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ hoàn thiện thể chế, pháp luật, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, xây dựng văn hóa giao thông để khắc phục, kiềm chế và đẩy lùi TNGT, ùn tắc giao thông. Trong đó, nhiệm vụ tìm ra được những giải pháp khoa học, thiết thực, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam được đặt trên vai các nhà khoa học, các chuyên gia”, Phó thủ tướng nói và cho rằng, sự đồng hành của các nhà khoa học cùng Chính phủ và các doanh nghiệp trong việc kéo giảm TNGT có ý nghĩa rất quan trọng.  

Theo ông Khuất Việt Hùng, trong năm 2016, Bộ Công an đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm như: Đưa vào xử phạt nguội trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, TP Hồ Chí Minh - Trung Lương; Xử lý vi phạm qua hệ thống camera giám sát tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Bên cạnh đó, ngành GTVT cũng đẩy mạnh ứng dụng các kết quả nghiên cứu và các công nghệ mới trong xử lý vệt hằn lún bánh xe, giám sát hành trình xe ô tô, áp dụng thí điểm thành công trạm thu phí không dừng, ứng dụng công nghệ giao thông thông minh (ITS). Tuy nhiên, nghiên cứu ứng dụng Dữ liệu lớn (Big Data), đặc biệt là khả năng khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình cho quy hoạch, quản lý và điều khiển giao thông còn hạn chế.

“Các công trình nghiên cứu phải hỗ trợ cho việc sửa đổi bổ sung hoàn thiện Luật GTĐB và các quy định pháp luật về bảo đảm ATGT. Cần nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo đảm trật tự ATGT giai đoạn 2016-2020, trong đó trọng tâm là việc hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về ATGT, mô hình cơ chế quản lý, phối hợp và chia sẻ thông tin dữ liệu giữa các đơn vị có liên quan”, Phó thủ tướng yêu cầu.

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, mặc dù đã có những kết quả đáng ghi nhận và đóng góp đáng kể, nhưng ứng dụng khoa học và công nghệ trong bảo đảm trật tự ATGT còn hạn chế. Những nghiên cứu về ATGT mới chỉ tập trung xử lý các tính huống cụ thể, với các đề tài có tính chất ứng dụng rời rạc, đơn lẻ, thiếu tính hệ thống.

“Các đề tài nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu tập trung vào các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng trong cải thiện kết cấu hạ tầng, phương tiện, rất ít những đề tài nghiên cứu chuyên sâu về hành vi của người tham gia giao thông, đặc biệt là nghiên cứu về quy luật hình thành hành vi tham gia giao thông cũng như các giải pháp điều chỉnh tâm lý và hành vi; chưa quan tâm nhiều đến nghiên cứu căn cơ về ứng phó sau tai nạn. Hệ thống cơ sở dữ liệu tách rời, thiếu liên kết, khó chia sẻ giữa đăng kiểm, bằng lái xe, TNGT, bảo hiểm, y tế... Các số liệu thống kê chưa có sự kiểm tra chéo và chưa được chia sẻ sử dụng một cách hiệu quả”, ông Hùng phân tích.

Xem thêm video:

21
Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Nhiều nghiên cứu mới về ứng dụng khoa học công nghệ vào ATGT

Ghi nhận của PV Báo Giao thông tại 8 Tổ thảo luận chuyên đề của Hội nghị ATGT năm 2016 đã có nhiều đề xuất, nghiên cứu mới về ứng dụng khoa học công nghệ vào ATGT. Trong đó, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết, mục tiêu của ứng dụng công nghệ thông tin trong đảm bảo ATGT là giảm số vụ và số người chết vì TNGT. Theo ông Bình, để làm được điều này, các chủ thể giao thông như chủ phương tiện, lái xe, người tham gia giao thông, hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông phải biến thành các thông tin và được kết nối với nhau. Trên cơ sở này, sẽ xây dựng hệ thống thông tin để quản lý giao thông.

“Bản chất của cách mạng trong GTVT liên quan đến Dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật và tiến tới sẽ là internet xe cộ, các xe sẽ “nói chuyện” với nhau, thông báo tình hình giao thông cho nhau. Cơ sở Dữ liệu ATGT Quốc gia mà chúng tôi đang xây dựng được gọi là hệ mặt trời (Solar) sẽ kết nối tất cả các chức năng vào trong một hệ thống, từ đó có thể áp dụng dữ liệu vào vận dụng trí tuệ nhân tạo, tạo ra phương tiện giao thông thông minh có thể đoán trước được tai nạn để phòng ngừa”, ông Bình nói và lấy ví dụ, với hành vi chạy xe sẽ báo trước được thời điểm có thể xảy ra tai nạn biểu hiện trên khuôn mặt của tài xế được máy phân tích và cảnh báo thời điểm nào lái xe sẽ ngủ gật, từ đó sẽ cảnh báo cho lái xe, cho lực lượng giám sát trên đường để kịp thời phòng ngừa tai nạn.

Về vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu ATGT, ông Bùi Huynh Long, Tổ trưởng Tiểu ban Quản lý ATGT cho rằng, theo quy định của Luật GTĐB, Bộ Công an có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về TNGT đường bộ, cung cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định. Tuy nhiên, ông Long cho rằng, thống kê về TNGT thuộc danh mục tài liệu mật, việc công bố số liệu này do Văn phòng Bộ Công an công bố, nội dung công bố chỉ đề cập đến số vụ, số người chết và số người bị thương và mức độ nghiêm trọng của vụ TNGT. Các dữ liệu khác không được công bố, các dữ liệu cũng chưa được chuyển đến các cơ quan nghiên cứu về ATGT đầy đủ, kịp thời. Do đó, việc khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, đánh giá tình hình TNGT gặp nhiều khó khăn.

Để dữ liệu ATGT được chính xác, làm căn cứ tin cậy để hoạch định các chính sách, biện pháp đảm bảo trật tự ATGT, ông Long đề xuất, ngoài lực lượng CSGT có trách nhiệm chính trong xây dựng cơ sở dữ liệu TNGT cần mở rộng cho các cơ quan khác tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu như: Y tế, phúc lợi xã hội, bảo hiểm, nghiên cứu giao thông. Việc thu thập dữ liệu phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác và phải được chia sẻ với các cơ quan có chức năng nhiên cứu. Cần có quy định cấp Chính phủ quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu ATGT.

Đề cập vấn đề này, ông Khuất Việt Hùng khẳng định, hiện Bộ Công an đã đề xuất với Ủy ban ATGT Quốc gia báo cáo Chính phủ xây dựng Nghị định quy định về thống kê và chia sẻ dữ liệu. Khi có Nghị định, trách nhiệm trong thu thập, quản lý, chia sẻ, sử dụng dữ liệu cho từng đối tượng sẽ cụ thể hơn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.