Đời sống

Video: Chủ tịch nước Trần Đại Quang lái máy cày trong lễ Tịch điền

03/02/2017, 12:12
image

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trực tiếp lái máy cày, gieo hạt trong lễ hội Tịch điền 2017.

IMG_0782

Chủ tịch nước Trần Đại Quang thực hiện nghi lễ cày ruộng bằng máy cày trong sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân

Sáng ngày 3/2 (tức mồng 7 Tết Đinh Dậu), tại khu vực chùa Đọi (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã chính thức khai hội Tịch Điền. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã cùng bà con, du khách thập phương xuống ruộng đồng cày đất, gieo hạt với hy vọng nông nghiệp nước nhà phát triển.

Theo các văn tự cổ, lễ Tịch điền bắt nguồn từ thời Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) năm 987, cách nay chừng 1027 năm. Thủa ấy, mỗi độ xuân về, vua cùng văn võ bá quan về cánh đồng dưới chân núi Đọi, nay thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, làm lễ Tịch điền. Sau ba đường cày của vua, các quan cũng lần lượt xuống ruộng cày một vài đường nhằm khích lệ nông dân chăm lo sản xuất, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển lúa nước.

Trong lễ Tịch điền đầu tiên ở Việt Nam diễn ra vào năm 987 ấy, khi cày ruộng, vua Lê Đại Hành đã phát hiện được một hũ vàng. Năm sau (988), nhà vua cày ở thửa ruộng khác lại được một hũ bạc. Vì thế mà hai thửa ruộng này được đặt tên là “Kim ngân điền”. Thực ra, số vàng, bạc ấy là do vua cho người chôn sẵn, nhằm khích lệ nhân dân ham cày ruộng thì có ngày sẽ “bắt được vàng”. Ý nghĩa sâu xa hơn là siêng năng cày cấy là sẽ làm ra vàng bạc.

Lễ Tịch điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị Vua đối với người nông dân mà còn góp phần tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.