• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Vô tư vượt đèn đỏ bất chấp 400 camera giám sát

12/05/2016, 08:22
image

5 tháng sau khi Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) CATP Hà Nội chính thức phạt nguội vi phạm Luật GTĐB qua camera.

17

Công tác xử phạt nguội qua camera vẫn gặp khó khăn, chủ yếu do vấn đề xe không chính chủ, người vi phạm không phối hợp xử lý, chây ỳ - Ảnh: Tạ Tôn

Hiện Hà Nội đã lắp đặt hơn 400 camera phục vụ công tác đảm bảo ATGT. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, người tham gia giao thông nhiều nơi vẫn vô tư vượt đèn đỏ, thậm chí vi phạm giao thông ngay tại những nút có camera như: Điện Biên Phủ - Trần Phú, Ngã tư Kim Mã - Núi Trúc, ngã tư Cát Linh - Giảng Võ,  Ngã tư Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch…

​Cụ thể, trong ngày 9/5 tại nút Điện Biên Phủ - Trần Phú, dù đã có hệ thống thiết bị được lắp đặt đồng bộ và đủ khả năng xử lý phương tiện vi phạm nhưng khi đèn chuyển đỏ, một vài phương tiện vẫn lao đi vun vút mặc camera ghi lại hình ảnh vi phạm. Chị Lưu Thị Hồng bán hàng nước gần nút giao Điện Biên Phủ - Trần Phú cho biết: “Những ngày đầu xử phạt, người dân lo sợ sẽ bị gửi giấy báo về tận nhà yêu cầu nộp phạt, nhưng không hiểu sau một thời gian cứ vắng lực lượng CSGT, dù có camera người tham gia giao thông vẫn cố tình vượt đèn, không hề quan tâm đến việc có camera xử phạt”. 

Theo Đội điều khiển đèn tín hiệu giao thông - Phòng CSGT CA TP Hà Nội, từ đầu năm 2016 đến hết ngày 9/5, Đội đã xử lý 2.711 trường hợp chủ yếu là ô tô với lỗi vượt đèn đỏ. Với hệ thống camera giám sát này, các hình ảnh ô tô, xe máy… vi phạm như chạy quá tốc độ, đi sai làn, không chấp hành đèn tín hiệu, sẽ được lưu lại để lực lượng CSGT tiến hành xử lý, phạt nguội. 

Anh Nguyễn Việt P. cho biết, anh cũng ngạc nhiên vì cách xử phạt qua camera ở Hà Nội. “Mới đầu tôi cũng nghiêm chỉnh chấp hành giao thông nhưng nhiều lần qua nút có lắp camera thấy nhiều người vẫn vô tư vượt đèn hoặc không đội MBH, không gương… tôi cũng bức xúc nên thử vượt vài lần xem sao. Tôi chờ cả tháng trời vẫn không thấy giấy xử phạt nguội gửi về. “CSGT cần xử lý nghiêm, giao thông mới ổn được. Cứ lúc phạt, lúc không thế này, camera cũng chỉ để làm cảnh thôi”, anh P. nói.

Tương tự, anh Trần Văn Tân, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng cho biết, nhiều lần anh thấy người tham gia giao thông vượt đèn tín hiệu tại những nút có camera. Trong đó, chủ yếu là xe máy.

TS. Mai Thúy Hằng, hiện đang giảng dạy tại Trường Đại học GTVT cho rằng, lắp camera nên làm đồng bộ. Hiện tại các tuyến đường của Hà Nội đang lắp theo kiểu đại diện. Đi qua những nút không có camera, không có CSGT người dân lại vi phạm bình thường, dẫn tới chưa hiệu quả như nhiều nước đã làm.

Khó xử phạt vì xe không chính chủ

Trao đổi với Báo Giao thông, Thiếu tá Phạm Quang Minh, Đội phó Đội điều khiển đèn tín hiệu giao thông - Phòng CSGT CATP Hà Nội cho biết, theo quy trình, các cán bộ của Đội điều khiển đèn tín hiệu sẽ theo dõi qua màn hình ở trung tâm, quan sát và lưu lại hình ảnh phương tiện vi phạm tại các tuyến phố, nút giao ở Hà Nội. Căn cứ trên hình ảnh này, CSGT sẽ chụp và gửi kèm theo giấy báo nộp phạt về nhà để chủ phương tiện đến nộp phạt.

Xem video ô tô vượt đèn đỏ phóng như điên ở Hà Nội:

Tuy nhiên, Thiếu tá Minh cũng thừa nhận, công tác xử phạt nguội qua camera vẫn gặp khó khăn, chủ yếu do vấn đề xe không chính chủ. “Để tìm chính xác địa chỉ chủ phương tiện, tổ công tác thuộc trung tâm điều khiển đèn phải xác minh thông tin liên quan qua dữ liệu trên hệ thống đăng ký, đồng thời phải phối hợp với các trung tâm đăng kiểm và địa phương để làm rõ”, Thiếu tá Minh nói và cho biết thêm, hiện xe không chính chủ còn nhiều, việc gửi giấy báo vi phạm đôi khi không đúng đối tượng, khiến việc xử lý kém hiệu quả.

Đối với xe máy, Thiếu tá Minh cho biết: “Xe máy sang tên đổi chủ rất nhiều người, có những người chúng tôi gửi thông báo đến nhưng cũng không đến được với người vi phạm. Trường hợp vượt đèn đỏ hay vi phạm tại những nút có camera nhưng không gửi giấy báo về như phản ánh là có. Để giải quyết dứt điểm, cần xử lý được xe không chính chủ.

Liên quan đến trường hợp chây ỳ, hoặc xe không sang tên đổi chủ, không phối hợp xử lý, Thiếu tá Minh cho biết, đội sẽ có biện pháp khác như: Thông báo cho các đội tuần tra kiểm soát ở trên đường, khi thấy xe vi phạm sẽ chặn lại xử phạt. Ngoài ra, đội sẽ lập danh sách chủ xe vi phạm cố tình chây ỳ gửi lên Cục CSGT phối hợp với các đơn vị đăng kiểm để xử lý; Gửi danh sách BKS xe đó qua Cục Đăng kiểm VN, khi những xe đó đến đăng kiểm, họ sẽ yêu cầu quay trở lại cơ quan công an để giải quyết vi phạm.

Cuối cùng, Thiếu tá Minh bày tỏ mong muốn tất cả những ngã tư của TP đều được lắp hết. “Trong thời gian tới Đội đèn sẽ kiến nghị lắp tiếp, trên tuyến Vành đai 3 trên cao, lắp thêm khoảng 10 nút (nút Tràng Tiền - Hàng Bài, Lý Thường Kiệt - Bà Triệu, Điện Biên Phủ - Cửa Nam… một số nút trọng điểm như các bến xe, bệnh viện)”, Thiếu tá Minh thông tin thêm.  

Ô tô vượt đèn đỏ bị đâm ngửa bụng:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.