• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xã hội hóa xây dựng đường gom

18/04/2016, 06:22

Hiểm họa mất an toàn đối với các khu dân cư dọc đường sắt luôn rình rập. Không thể cứ ngồi chờ vốn cấp...

13

Đường gom tại Km 83+500 tuyếnđường sắt Bắc - Nam - Ảnh: Ngô Vinh

Những người làm các dự án đảm bảo hành lang ATGT đường sắt thời gian qua đặt tên gọi hài hước “18 năm sau”, “Chín chín nhừ” cho Quyết định 1856 và Quyết định 194 về kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt. Ấy là vì mục tiêu đặt ra rất tốt, nhưng việc triển khai lại quá chậm do nhiều nguyên nhân, từ sự chưa quan tâm đúng mức, quyết liệt của chính quyền địa phương, từ nhận thức của người dân “quyết chí” bám đường sắt sinh sống, từ sự chậm chạp của chính các đơn vị triển khai… và quan trọng nhất là thiếu vốn.

Không có vốn, chưa bố trí được nguồn vốn, thiếu vốn… là những nguyên nhân đã trở nên quá quen thuộc khi thực hiện các dự án, công trình về đảm bảo hành lang ATGT đường sắt. Trong khi đó, hiểm họa mất an toàn đối với các khu dân cư dọc đường sắt luôn rình rập. Không thể cứ ngồi chờ vốn cấp cho dự án, nhiều địa phương đã “nhập cuộc”.

Và không đơn thuần làm đường gom vài trăm mét cho một cụm dân cư dọc đường sắt để đảm bảo an toàn, có địa phương còn tính đến cả chỉnh trang đô thị. Như mô hình tự làm đường gom chạy dọc theo đường sắt tuyến Hà Nội - Đồng Đăng ở khu vực quận Long Biên, Hà Nội là một điển hình. Dài khoảng 3 km, rộng tới 6 m, mặt đường đổ nhựa phẳng lỳ; Hàng rào sắt ngăn cách đường sắt - đường bộ được dựng lên kiên cố, đảm bảo độ thoáng, mỹ quan… Ít ai ngờ cái đất dọc đường tàu bị lấn chiếm ngày xưa phía sau đường Ngô Gia Tự từ Thượng Thanh lên đến cầu Đuống giờ lại phong quang, to đẹp như vậy.

“Tất cả do UBND quận Long Biên đầu tư, triển khai thực hiện đấy, từ giải tỏa đất lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn đường sắt, hỗ trợ tiền di dời cho dân đến xây dựng. Kinh phí rất lớn nhưng ngược lại, ngoài vấn đề đảm bảo an toàn đường sắt lại có được con phố rộng, cảnh quan đô thị đẹp hơn, an ninh trật tự dọc đường sắt được đảm bảo. Hơn nữa, với những khoảng đất trống mặt đường có thể cho thuê mặt bằng, hợp tác đầu tư…”, một cán bộ làm công tác đảm bảo an toàn đường sắt khu vực hồ hởi giới thiệu.

Bà Chử Thị Nhân ở khu vực gác chắn trên phố Đức Giang phấn khởi: “Tôi sống ở đây 51 năm rồi. Ngày xưa chật hẹp lắm, bây giờ mở đường rồi, vừa rộng, vừa đẹp, lại đỡ được tai nạn”. Cùng khu phố, tuy nhà trong diện phải giải tỏa nhưng anh Lê Văn Phương vẫn vui vẻ: “Chúng tôi ủng hộ ngay chủ trương làm đường gom này. Ngày xưa phải đi men theo đường sắt, khổ lắm. Giờ vừa có đường đẹp để đi, mà lại an toàn hơn cho mình và mọi người qua lại, tuyệt vời quá còn gì”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.