• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông ATGT địa phương

Xác định nguyên nhân 2 vụ tàu hỏa bị sự cố trật bánh khi qua ga Lăng Cô

ATGT địa phương

Xác định nguyên nhân 2 vụ tàu hỏa bị sự cố trật bánh khi qua ga Lăng Cô

11/09/2024, 10:53

Sự cố tàu bị trật bánh toa xe ở ga Lăng Cô do cộng hưởng các yếu tố bất lợi của chủng loại toa xe, giá chuyển hướng lò xo, cự ly trục bánh xe lớn khi đoàn tàu chạy tốc độ thấp vẫn bị trật bánh.

Sáng 11/9, lãnh đạo Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên cho hay, ngành đường sắt vừa có kết luận về sự cố tàu bị trật bánh toa xe khi qua ga Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Xác định nguyên nhân 2 vụ tàu hỏa bị sự cố trật bánh khi qua ga Lăng Cô- Ảnh 1.

Hiện trường vụ tàu SE2 bị trật bánh 1 toa xe ngày 31/8.

Theo đó, nguyên nhân vụ tai nạn tàu trật bánh toa xe được xác định do cộng hưởng các yếu tố bất lợi của chủng loại toa xe giá chuyển hướng lò xo không khí có cự ly trục bánh xe lớn (2.200mm), khi đoàn tàu chạy qua ghi có tang lớn (Tg 0,15, là loại ghi cũ lạc hậu) ở tốc độ thấp, thời gian lực dẫn hướng tăng kéo dài dẫn đến bánh xe dẫn hướng bám má bánh xe tác dụng leo ray gây trật bánh.

Để nâng cao công tác đảm bảo an toàn, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã yêu cầu Công ty Cổ phần Đường sắt Bình Trị Thiên cũng như các công ty cổ phần đường sắt chủ trì phối hợp với các chi nhánh khai thác đường sắt tổ chức rà soát các bộ ghi có yếu tố bất lợi (tang ghi lớn), đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét sớm cải tạo, thay thế.

Bên cạnh đó, các chi nhánh khai thác đường sắt căn cứ kết quả rà soát, phối hợp, thống nhất với các công ty cổ phần đường sắt để xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn chạy tàu, hạn chế tối đa việc tổ chức đón gửi, dồn tàu khách có toa xe sử dụng giá chuyển hướng lò xo không khí qua hướng rẽ các bộ ghi có thông số kỹ thuật như trên.

Xác định nguyên nhân 2 vụ tàu hỏa bị sự cố trật bánh khi qua ga Lăng Cô- Ảnh 2.

Hiện trường vụ tàu SE11 bị trật bánh 2 toa xe ngày 28/7.

Trước đó, như Báo Giao thông đã đưa tin, khoảng 14h04 ngày 28/7, tàu SE11 gồm đầu máy và 12 toa xe di chuyển trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM theo hướng Bắc - Nam, khi đến ga Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) tránh tàu SE4.

Sau khi có đường và chạy đến ghi N10 tại khu vực ga Lăng Cô thì tàu SE11 bị trật bánh 2 toa xe nằm vị trí thứ 10 và thứ 11 trong đoàn tàu.

Trong đó, toa thứ 10 bị trật bánh 4 trục và nghiêng 45 độ về phía bên trái theo hướng tàu chạy; toa thứ 11 bị trật bánh 4 trục. Điều độ lập tức phát lệnh phong tỏa khu gian Lăng Cô - Hải Vân Bắc lúc 14h23 và tổ chức cứu viện.

Sự cố tàu SE11 bị trật bánh 2 toa xe không gây thiệt hại về người. 

Đến ngày 31/8, tại khu vực ga Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) lại xảy ra sự cố tàu bị trật bánh 1 toa xe.

Các vụ tàu bị trật bánh toa xe này đều xảy ra khi tàu chạy với tốc độ chậm.

Hai sự cố tàu trật bánh ở Thừa Thiên Huế có liên quan đến động đất?Hai sự cố tàu trật bánh ở Thừa Thiên Huế có liên quan đến động đất?

Các đơn vị chức năng đang làm rõ nguyên nhân 10 ngày xảy ra 2 sự cố tàu trật bánh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn qua địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.