• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Xe máy phân khối lớn có được đi vào đường cao tốc?

09/11/2016, 17:34
image

Nhiều ý kiến cho rằng cần có lộ trình để cho xe máy phân khối lớn đi vào đường cao tốc.

1

Nhiều ý kiến đề xuất cần quy định lộ trình cho xe máy phân khối lớn đi vào đường cao tốc trong Luật GTĐB. (Ảnh minh họa) 

Tại cuộc Hội thảo với chủ đề “Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến đường cao tốc trong Luật GTĐB năm 2008” được Tổng cục Đường bộ VN tổ chức vào hôm nay (9/11), nhiều ý kiến của các đại biểu đã đề nghị các cơ quan chức năng cân nhắc việc cho xe máy phân khối lớn lưu thông vào cao tốc.

Cụ thể, ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia đề xuất, cần có lộ trình cho xe máy phân khối lớn đi vào đường cao tốc vì hiện nay đã có khoảng hơn 20 nghìn xe phân khối lớn trên 175 CC, nhưng để đảm bảo an toàn nên cân nhắc chỉ cho loại xe có phân khối 1.100 CC trở lên đi vào đường cao tốc.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Quản trị diễn đàn OtoFun cho rằng, đa số các quốc gia trên thế giới cho phép xe máy phân khối lớn đi vào đường cao tốc, một số nước thì cấm. Ông Thắng nêu vấn đề, hiện nay ở Việt Nam tỷ lệ xe máy đang chiếm ưu thế và là loại phương tiện gây mất ATGT. Vì vậy, chúng ta nên quy định thế nào là xe phân khối lớn, bao nhiêu dung tích trở lên sẽ được lưu thông trên đường cao tốc.

“Hiện loại xe từ 400 phân khối (CC) trở lên đã được thiết kế, tích hợp nhiều công nghệ an toàn, hệ số an toàn cao, duy trì được tốc độ cao ổn định, trong khi xe phân khối lớn từ 1.000 cc trở lên ở Việt Nam rất ít. Trong khi hệ số an toàn giữa xe 400 và 1000 phân khối không khác nhau nhiều”, ông Thắng nói.

Ở góc độ khác, bà Trịnh Minh Hiền, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GTVT) cho biết, Luật GTĐB năm 2008 đã quy định rõ cấm xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo vào đường cao tốc, trừ phương tiện thiết bị phục vụ quản lý bảo trì đường cao tốc. Bà Hiền cho rằng, ở Việt Nam nếu cho xe máy vào cao tốc sẽ rất nguy hiểm do không kiểm soát được số lượng xe. "Không phảichúng ta “không quản được thì cấm”, nhưng trong điều kiện Việt Nam, lực lượng kiểm soát nhìn bằng mắt thường khó nhận biết được xe nào 400 phân khối, xe nào 300, 200 hay 1.000 hay không. Các nước cho xe máy vào cao tốc là do họ ít xe và đi xe máy là đi với tốc độ cao. Còn Việt Nam có nhiều xe máy với nhiều chủng loại, phân khối khác nhau không thể phân biệt được", bà Hiền lý giải.

Theo bà Hiền, hiện nay có nhiều người có bằng A2 mà không được đi vào cao tốc cũng phí xe, nhưng đây là vấn đề khoa học và cần tổng kết từ thực tiễn. Cần tính toán xe có phân khối từ bao nhiêu trở lên được đi vào cao tốc, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng ra sao, lực lượng kiểm soát có kiểm soát được không?

Cũng tại Hội thảo, nhiều ý kiến kiến nghị nên bổ sung 1 chương riêng quy định về đường cao tốc bao gồm: định nghĩa, chính sách phát triển đầu tư đường cao tốc, quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng, bảo vệ hành lang an toàn, đầu tư hệ thống giao thông thông minh (ITS).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.