• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xe quá tải phá nát đường ở Lạng Sơn vì có “bảo kê”?

15/08/2019, 06:34

Nhiều doanh nghiệp sử dụng xe quá khổ, quá tải vận chuyển vật liệu lưu thông trên QL4B và đường tỉnh 237 qua huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Xe quá khổ, quá tải chở vật liệu lưu thông trên QL4B

Tình trạng trên đã khiến nhiều đoạn đường bị hư hỏng hỏng, sụt lún vừa gây ô nhiễm môi trường vừa tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

Xe quá khổ, quá tải “cày nát” quốc lộ

Những ngày gần đây, theo phản ánh của người dân địa phương, PV Báo Giao thông có mặt trên QL4B và đường tỉnh 237 (đoạn qua huyện Lộc Bình) và không khỏi băn khoăn trước tình trạng xe quá khổ, quá tải rầm rập lưu thông. Theo đó, mỗi ngày trên các tuyến đường này đều có hàng trăm lượt phương tiện trọng tải lớn, 3, 4 chân cơi nới thành thùng vận chuyển có ngọn vật liệu xây dựng lưu thông. Các phương tiện này xuất phát từ mỏ khai thác đá tại huyện Hữu Lũng và Cao Lộc rồi lưu thông trên QL1, 4B và đường tỉnh 237 phục vụ Dự án xây dựng hồ chứa nước bản Lải, huyện Lộc Bình.

Dự án hồ chứa nước bản Lải do Bộ NN&PTNT đầu tư với tổng số vốn gần 3.000 tỷ đồng, thời gian thi công từ 2018 - 2021. Mục tiêu dự án nhằm phát điện, điều tiết, cấp nước tưới cho hơn 2 nghìn ha đất canh tác, nước sinh hoạt cho 122.000 hộ dân và hoạt động công nghiệp.


Đơn cử, khoảng 16h30 ngày 7/8, các xe Howo BKS 12C - 083.35, 12C - 071.72, 77C - 106.76, 12C - 040.50… cơi nới thùng cao, vận chuyển số lượng lớn đất đá nối đuôi nhau đi trên đường. Điều đáng nói, đường tỉnh 237 nối thị trấn Lộc Bình với xã Tĩnh Bắc dài khoảng 10 km chỉ có trọng tải thiết kế 10 tấn nhưng thường xuyên phải “cõng” xe quá tải hạng nặng, lên đến mấy chục tấn, khiến đường sụt lún, hư hỏng, chi chít “ổ trâu”, “ổ voi”.

Anh Ban Văn Sáu (bản Pò Cóoc, xã Tú Đoạn, huyện Lộc Bình) bức xúc: “Tình trạng này đã diễn ra từ trước Tết Nguyên đán 2019, đó cũng là lúc khởi công xây dựng hồ chứa nước bản Lải. Từ đó đến nay, người dân chúng tôi chưa một ngày được sống yên ổn. Nền đường gãy hỏng, hằn sâu vệt bánh xe ô tô, khiến nhiều đoạn xe tải nhỏ, ô tô con và xe máy không thể lưu thông”.

“Khổ nhất là những gia đình ở các bản phía trong, mỗi khi có người ốm đau cần đi bệnh viện cấp cứu hoặc có người chuyển dạ đều không thể gọi được xe taxi. Bởi có trả giá nào họ cũng không nhận vì đường quá xấu. Lưu thông bằng xe máy đến bệnh viện trên tuyến đường này thì có khi lại tăng nguy hiểm cho người bệnh”, anh Sáu cho biết.

Người dân địa phương cũng cho biết, họ đã nhiều lần phản ánh, yêu cầu DN vận tải, nhà thầu thi công, chủ đầu tư có biện pháp sửa chữa, tưới nước để giảm thiểu hư hỏng, bụi bẩn trên tuyến đường. Tuy nhiên, các đơn vị cũng làm lấy lệ rồi lại đâu đóng đấy. Dân kêu chẳng ai thấu.

“Người có máu mặt” đứng sau bảo kê cho xe quá tải?

Xe quá tải lưu thông trên đường tỉnh 237 khiến con đường này xuống cấp nghiêm trọng

Một cán bộ Công an huyện Lộc Bình cho biết, tình trạng này đã xảy ra từ đầu năm 2019 đến nay khiến người dân bức xúc, nhiều lần đề nghị đơn vị vào cuộc kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, do đây là công trình trọng điểm của tỉnh và Bộ NN&PTNT nên Công an huyện có dừng xe kiểm tra tải trọng thì lập tức bị lãnh đạo huyện, tỉnh gọi điện can thiệp. “Bên cạnh đó, do đơn vị chỉ được trang bị một chiếc cân xách tay loại nhỏ, trong khi các phương tiện đều có khối lượng cả trăm tấn lưu thông khiến việc kiểm tra, xử lý gặp nhiều khó khăn, kết quả xử phạt cũng hạn chế”, vị cán bộ này khẳng định.

PV Báo Giao thông đã nhiều lần liên hệ với ông Trần Văn Lăng, Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 2 (Bộ NN&PTNT) - đơn vị chủ đầu tư dự án, nhưng vị này cho biết mình đang đi công tác nước ngoài và từ chối trả lời các câu hỏi của PV về các biện pháp giải quyết tình trạng phương tiện phục vụ dự án gây hư hỏng đường, mất ATGT khiến người dân bức xúc.

Lý giải về việc xe của đơn vị mình cơi thùng chở quá tải, bà H.T.N, giám đốc một đơn vị có xe vận chuyển cho dự án giải thích: “Ban đầu, các DN vận tải và nhà thầu thi công thống nhất phương án vận chuyển vật liệu chia thành 2 giai đoạn dựa vào cấp độ đường. Cụ thể, xe trọng tải lớn từ 3 - 4 chân chỉ lưu thông trên QL4B, tập kết vật liệu trong bãi chứa tại thị trấn Lộc Bình.

Sau đó, các đơn vị sẽ dùng xe tải nhỏ vận chuyển theo đường tỉnh 237 đến công trường. Với phương án này, giá cước là 150 nghìn đồng/m3. Tuy nhiên, sau đó có một số DN nhảy vào phá giá cạnh tranh, giảm giá cước chỉ còn khoảng 100 nghìn đồng/m3. Để bù lại giá cước, các đơn vị buộc phải nhờ một số người có “máu mặt” nâng đỡ để cơi nới thùng xe, chở hàng quá khổ, quá tải nhằm giảm chi phí”.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, Thượng tá Tô Ngọc Dũng, Phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Lạng Sơn khẳng định: Đơn vị đã nắm được thông tin, thời gian tới, Phòng sẽ cùng TTGT, Huyện ủy, UBND huyện Lộc Bình phối hợp tìm phương án giải quyết triệt để. Phòng cũng sẽ cử các tổ công tác chốt chặn, phối hợp với Công an huyện Lộc Bình kiểm tra, xử lý phương tiện vi phạm trên QL4B, kiên quyết lập lại trật tự ATGT trên tuyến đường này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.