• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xi măng Trung Sơn vẫn dung túng xe "cõng" 70 tấn xi măng

11/05/2016, 10:47

Những ngày gần đây, vi phạm chở quá tải từ Nhà máy Xi măng Trung Sơn vẫn chưa hề cải thiện…

7
Nếu lực lượng chức năng làm nghiêm, sẽ không còn tình trạng xe “cõng” 70 tấn xi măng trên đường (phần gạch chân)

Sau loạt bài phản ánh việc Nhà máy Xi măng Trung Sơn tiếp tay cho xe chở xi măng quá tải trên Báo Giao thông (số 66, ra ngày 26/4), mặc dù lãnh đạo nhà máy đã có cam kết cũng như có hình thức xử lý cán bộ... Tuy nhiên, qua theo dõi của PV Báo Giao thông những ngày gần đây, vi phạm chở quá tải từ Nhà máy Xi măng Trung Sơn vẫn chưa hề cải thiện…

Vi phạm vẫn phổ biến

Trong các ngày 5 - 6/5, PV Báo Giao thông tiếp tục có mặt tại khu vực Nhà máy Xi măng Trung Sơn cũng như các cung đường mà những xe tải trọng lớn vẫn thường xuyên “cõng” xi măng Trung Sơn đi tiêu thụ tại các địa bàn Hoà Bình, Sơn Tây (Hà Nội) rồi sang tỉnh Phú Thọ. Trái ngược với biện pháp kỷ luật “treo” một số cán bộ của nhà máy do đã để các xe chở xi măng quá tải, nhiều xe tải chở xi măng Trung Sơn vẫn vô tư quá tải. Theo thông tin PV có được, ngoài xi măng bao, các xe bồn vẫn cõng từ 60 - 70 tấn xi măng rời.

Thậm chí, ngay trong chiều 6/5, trên QL21B nối Xuân Mai với Sơn Tây, PV tận mắt chứng kiến chiếc rơ-moóc của loại xe đầu kéo được cắt lại tại một đại lý xếp đến 9 hàng chiều cao bao xi măng; Theo tính toán thì chiếc xe này “cõng” 1.100 bao thì số xi măng chở khoảng 55 tấn.

Cũng với cam kết sẽ tiếp tục kiểm tra và chắc chắn sẽ không còn tình trạng xe chở quá tải trong thời gian tới, ông Dương Thanh Bình, Phó giám đốc Nhà máy Xi măng Trung Sơn băn khoăn: “Nhiều công ty khác chở quá tải, chở gấp đôi, gấp ba, còn chúng tôi không chở quá tải thì không thể theo được về giá. Nên khi TTGT, lực lượng chức năng làm chặt chẽ thì tất cả các nhà máy cũng sẽ làm đúng quy định”.

Để có con số thực tế đối chiếu, tại Nhà máy Xi măng Trung Sơn ngay sau đó, PV đã trực diện cuốn sổ ghi chép xe ra khỏi nhà máy dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Nhà máy Xi măng Trung Sơn, Trưởng phòng Kinh doanh và các nhân viên làm nhiệm vụ. Cụ thể, bảng danh sách các xe lấy xi măng đa số đều chở quá tải. Đáng lưu ý, trong mỗi trang sổ có danh sách khoảng 20 xe thì có đến 1/3 số xe chở xi măng rời đều quá tải. Đơn cử chỉ một bản danh sách Ca 2, của ngày 29/4 có 11 xe vào nhận hàng, tuy nhiên có đến 4 xe quá tải “khủng”. Đó là các xe BKS 29C-399.09 có tổng tải trọng lên đến 91,3 tấn, trong đó riêng xi măng là 68 tấn; Xe BKS 88C-057.99 tổng tải trọng 95,46 tấn, riêng xi măng 69,3 tấn; Xe BKS 88C-049.24 tải trọng 97,4 tấn, lượng xi măng trên thùng là… 70,6 tấn. Sang đến Ca 3, trong số 8 xe vào nhận hàng thì các xe BKS: 28C-014.06, 28C-069.58, 29C-339.09 đều “cõng” trung bình mỗi xe từ… 66 - 69 tấn xi măng. Tiếp đến, ngày 30/4, các xe BKS: 19C-027.48 cõng 70,8 tấn xi măng; Xe BKS 29C-325.93 “cõng” 68 tấn xi măng; Xe BKS 88C-051.21 “cõng” 64 tấn xi măng. Ngày 3/5, các xe BKS: 19C- 058.98, 28C-057.70, 19C-027.48, 88C-069.58, 88C-051.21…đều “cõng” từ 60 - 70 tấn xi măng, nâng tổng tải trọng xe khi lưu thông trên đường nhẹ nhất là 83 tấn, kỷ lục lên đến 93,1 tấn. Nếu theo quy định số xi măng được chở thì các xe trên đều vượt tải đến 100%.

Trạm cân làm nghiêm, cho tiền cũng không dám làm sai (!)

Trước thực trạng trên, ông Dương Thanh Bình, Phó giám đốc Nhà máy Xi măng Trung Sơn cho biết, ngay sau buổi làm việc với Báo Giao thông (sáng 22/4) thì nhà máy đã kiểm soát chặt chẽ hơn về tải trọng của các xe chở xi măng thông qua hình ảnh cụ thể. “Nếu có bất kỳ một xe nào quá tải lọt ra khỏi công ty thì chúng tôi xin được kiểm tra lại. Chúng tôi đã chỉ đạo quyết liệt các nhân viên phòng kinh doanh và sẽ tiếp tục kiểm tra chặt chẽ hơn”, ông Bình nói.

PV đặt câu hỏi trong số 19 chuyến xe chở xi măng rời khỏi nhà máy, có đến 7 xe chở quá tải với trọng lượng lớn gấp đôi quy định, ông Bình cho hay: “Chúng tôi đã tiếp thu nghiêm túc, phía nhà máy đang từng bước thực hiện các biện pháp để giảm thiểu xe quá tải và sẽ tiến hành điều chỉnh liên tục”.

Thậm chí, đại diện lãnh đạo nhà máy cũng dẫn chứng: “Nhà máy đã thuê thêm 3 người/3 ca để chụp ảnh, giám sát toàn bộ BKS và tải trọng xe ra vào rồi giao lại tài liệu cho trạm cân của nhà máy để dễ dàng kiểm soát. Sắp tới, Nhà máy Xi măng Trung Sơn cũng trang bị thêm máy đếm bao điện tử và báo về cho trạm cân trước khi ra cổng để kiểm soát”.

Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là ông Bình lại đổ thừa trách nhiệm để xảy ra hiện tượng chở quá tải cho lực lượng CSGT và TTGT không xử phạt nghiêm vi phạm trên đường: “Tất cả các cơ quan chức năng giám sát trên đường đang làm khó chúng tôi. Nếu TTGT, CSGT, trạm cân làm nghiêm túc thì có cho tiền, chúng tôi cũng không dám làm sai, các nhà bao tiêu sản phẩm của chúng tôi cũng từ chối việc đó. Chúng tôi nghĩ, cơ quan chức năng nên xử lý triệt để các sai phạm trên đường mới là cái gốc, còn chúng tôi chỉ là ngọn, cái gốc kia mất rồi thì chúng tôi phải làm sao (?!)”.

Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.