Theo dự báo của Tổ chức du lịch UNWTO, du lịch gắn với sức khỏe sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hậu Covid. Và loại hình du lịch này có thể chạm mức doanh thu 919 tỷ USD vào năm 2022. Trung bình, cứ 6 USD chi tiêu cho du lịch trên toàn cầu thì một USD thuộc về thị trường du lịch nghỉ dưỡng.
Xu hướng mới: thưởng ngoạn cảnh đẹp, ăn ngon không chỉ còn là tiêu chí hàng đầu
Biệt thự biển Novaworld Hồ Tràm nơi nghỉ dưỡng lý lưởng của giới thượng lưu
Du lịch sức khỏe - wellness travel là dịch vụ du lịch thiên về nghỉ dưỡng, thư giãn, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Khi đi du lịch, du khách có thể tham gia các khóa ngồi thiền, tập yoga, dưỡng sinh, tắm khoáng nóng... để thể chất cân bằng và tinh thần vui vẻ. Du lịch sức khỏe không tập trung ở việc ăn uống sang trọng, thưởng ngoạn cảnh đẹp mà mục đích cốt lõi là chăm sóc sức khỏe, phục hồi thể chất và tái tạo tinh thần.
Tại nhiều nước Châu Á loại hình này được ví như "mỏ vàng" khi mang về hàng chục tỷ đô mỗi năm. Nổi bật như Suối nước nóng (osen) Nhật Bản, massage trị liệu Thái Lan, thiền & Yoga ở Ấn Độ, tắm xông hơi đá muối và chăm sóc sắc đẹp Hàn Quốc,…
David Forbes - Chủ tịch Văn phòng tư nhân Savills - cho biết: "Covid-19 thực sự là chất xúc tác, là lý do để chúng ta tập hợp toàn bộ gia đình và cùng nhau đi đến chốn nghỉ dưỡng tuyệt vời".
Thực tế này được Bloomberg phản ánh qua con số thống kê: Năm 2020 tại nước Anh, giới nhà giàu đã đẩy doanh số bất động sản tăng vọt 1.900% ở những nơi có đủ không gian sống cho tất cả thành viên trong gia đình. Những người siêu giàu sẵn sàng trả rất nhiều tiền để được ở bên cạnh và kết nối với người thân.
Du lịch sức khỏe tại Việt Nam
Khu du lịch Hồ Tràm cách TP.HCM chỉ chưa đầy 2 tiếng lái xe đang được đánh giá là điểm đến đắt giá cho khách du lịch và nhà đầu tư. Với đường bờ biển tự nhiên hơn 30km, hơn 300 ngày nắng ấm. Bờ cát thoải mịn màng, thiên nhiên nguyên sơ với một bên rừng, một bên biển. Nơi đây còn có khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, là rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam.
Trong đó, nổi bật với Novaworld Hồ Tràm là Tổ hợp Du lịch - Nghỉ dưỡng - Giải trí được phát triển bởi Tập đoàn bất động sản Novaland. Với kiến trúc độc đáo, phong phú bởi tư duy của các đơn vị tư vấn thiết kế, quy hoạch tầm quốc tế, Novaworld Hồ Tràm dẫn đầu trào lưu nghỉ dưỡng thượng lưu tại các second home; đồng thời tạo xu thế đầu tư bất động sản và phong cách sống mới cho thị trường phía Nam.
Đặc biệt với quy mô 40ha của tập đoàn Novaland. Tổ hợp này sở hữu 3km mặt tiền biển không đá ngầm đẹp nhất Hồ Tràm - ưu thế không dễ tìm kiếm so với các dự án nghỉ dưỡng khác.
Đặc biệt trong năm qua, Novaland cũng đưa khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu vào danh mục tiện ích cho khu du lịch Hồ Tràm. Được biết Du Lịch Suối Nước Nóng Bình Châu có quy mô 33 ha, nằm ở quốc Lộ 55, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trong tương lai không xa, khi cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu đi vào hoạt động thì từ TP.HCM xuốn Bình Châu chỉ khoảng 1 giờ đồng hồ. Và từ Bình Châu lên sân bay quốc tế Long Thành chưa đầy 1 giờ lái xe.
Anh Hùng Cường, một CEO công nghệ đang làm việc tại TP.HCM chia sẻ, sau thời gian dịch bệnh, tôi nhận ra sức khỏe là một loại hạnh phúc cần phải được bảo vệ, trân trọng và đầu tư. Thay vì dành hết thời gian cho công việc, kiếm tiền như xưa, giờ là lúc phải chỉnh lại thói quen cho bản thân và những người xung quanh, cần bằng giữa giá trị vật chất với tinh thần.
"Do đó, với tôi, khu du lịch nghỉ dưỡng là một điểm đến lý tưởng để gửi gắm sức khỏe, hạnh phúc của gia đình. Tôi nghĩ đây là giá trị không thể đong đếm và tính toán bằng tiền bạc. Điều đắt giá nhất tại Hồ Tràm là di chuyển từ TP.HCM xuống không xa. Và nơi đây có đầy đủ các dịch vụ từ thư giãn khoáng nóng, hay thích đi biển. Nếu gia đình có trẻ con, hay các bản trẻ có thể mua sắm, vui chơi", anh Cường nói.
Được biết, hiện Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu) là một trong những địa phương hưởng lợi nhiều nhất từ đề án đẩy mạnh liên kết vùng của Chính phủ. Cụ thể, khi tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành được mở rộng và đặc biệt, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đi vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP. HCM - Hồ Tràm chỉ còn hơn 1 tiếng.
Một dự án trọng điểm khác là cao tốc Bến Lức - Long Thành, với quãng đường khoảng 57 km kết nối 13 tỉnh miền Tây với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu một cách dễ dàng nhanh chóng.
Cạnh đó, di chuyển đến Hồ Tràm còn có thể thông qua tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu đã đưa vào khai thác từ tháng 1-2021, thời gian đi từ Cần Giờ (TP.HCM) tới Vũng Tàu hiện giảm còn 30 phút, kéo theo thời gian từ Cần Giờ đến Hồ Tràm đã rút ngắn lại. Đặc biệt, tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu có thể tránh được tình trạng ùn tắc, quá tải xuất hiện trên tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Dự án đường hầm xuyên biển nối Cần Giờ - Vũng Tàu, đề án mở rộng toàn tuyến và điều chỉnh tuyến đường ven biển Vũng Tàu - Xuyên Mộc từ 12m lên đến 42m và nối thẳng đến La Gi, Mũi Né (Phan Thiết). Sân bay Lộc An, Gò Găng, các tuyến đường liên tỉnh nối với Đồng Nai cũng là những dự án nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng mở ra cơ hội bứt phá mạnh mẽ cho khu vực Hồ Tràm, biến Hồ Tràm trở thành thủ phủ du lịch nghỉ dưỡng trị liệu và chăm sóc sức khỏe xa hoa bậc nhất phía Nam.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận