• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xuồng máy chở khách chui, “cò” làm giá ở chùa Hương

06/02/2017, 07:02

Dù đã có lệnh cấm xuồng máy, nhưng trên dòng suối Yến vẫn còn nhiều phương tiện loại này vô tư rẽ nước chạy...

1

Chiếc xuồng máy này dù được cho là để ban tổ chức lễ hội đi lại nhưng nhiều người ngồi trên xuồng không mặc đồng phục, trong đó có cả du khách (chụp ngày 3/2) - Ảnh: Huy Lộc

Dù đã có lệnh cấm xuồng máy, nhưng trên dòng suối Yến vẫn còn nhiều phương tiện loại này vô tư rẽ nước chạy ầm ầm. Cũng tại lễ hội chùa Hương, nhiều cò vé ngang nhiên chèo kéo khách đi xuồng máy và đò với giá cao hơn rất nhiều so với quy định.

Bất an đi lại trên suối Yến

Chiều 3/2 (mùng 7 Tết Đinh Dậu), khi chiếc xe 4 chỗ của chúng tôi và một chiếc xe chở khách du lịch khác vừa dừng nghỉ chân ven đường trước khi đến xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) vào chùa Hương, một toán “cò” chạy xe máy ùa đến tiếp thị phục vụ chở đò qua suối Yến. Những người này bắt chuyện và nói nhao nhao: “Trên vé tham quan bán cho du khách có đề rõ phí 80.000 đồng và tiền đò 50.000 đồng. Tuy nhiên, nhóm đi lẻ ba người như anh chị không đủ một chuyến đò nên phải trả thêm tiền đò cho các ghế trống để được đi luôn”.

Một “cò” tên H. nói bận đưa đoàn xe mang biển số Quảng Ninh về trước, đưa cho chúng tôi số điện thoại và “miễn phí” trước lời khuyên: “Khi đến cổng chào đầu tiên, có người đeo băng đỏ ra thu tiền gửi xe ô tô, cứ nói vào nhà bà Điền, chứ không đi lễ, sẽ tránh mất hai lần tiền gửi xe. Nếu không vừa phải đi tiếp vài cây số nữa mới đến nơi mua vé, bến đò, lại thêm một lần mất tiền gửi xe”.

"Đò ở Hương Sơn có nhiều cỡ đò, hầu hết không có hồ sơ, thiết kế, đóng theo truyền thống của người dân địa phương nên chỉ gắn biển số để quản lý. Đò này không đủ điều kiện để đăng kiểm. Năm nay, chúng tôi tuyên truyền cho bà con nhân dân với tinh thần trang bị phao cứu sinh là chính. Chúng tôi thống nhất với người dân địa phương, khi khách xuống đò, đoạn giữa thân đò có mớn nước dư 20cm là an toàn. Còn hiện tại, đò to nhỏ có nhiều loại nên chở được bao nhiêu người cũng khó nói”.

Ông Nguyễn Văn Hậu
Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương 2017

Vẫn nửa tin, nửa ngờ lời H., nhưng sau khi mua vé tại quầy, chúng tôi và nhiều đoàn du khách bị rất nhiều người chèo kéo đi đò. Đoàn nào đi đông 20-30 người thì có đò đi ngay, nhóm đi lẻ được gợi ý phải mua thêm ghế trống để có một chuyến riêng với giá cao hoặc bỏ thêm tiền “típ” cho người chèo đò. Có nhóm ngay cả khi tìm được 7-8 người ghép chung vẫn bị người chèo đò nì nèo để thu tiền chở đò cao hơn giá vé quy định.

Tìm đến “cò” H. (đò tên H.B, BKS HN - HS 015...), chúng tôi được đề nghị trả thêm 560.000 đồng (ngoài 150.000 đồng/3 vé đò đưa cho người lái đò). Anh thanh niên này còn gợi ý, nếu đi bằng xuồng gắn máy thì giá 2 triệu đồng cho cả chiều về. Thấy chúng tôi ngần ngừ, người lái đò liền rút điện thoại gọi cho ai đó mà được anh ta giới thiệu là có chân “VIP” và được xác nhận sẽ đến đón trong vài phút nữa và hạ xuống giá còn 1,5 triệu đồng.

Hành trình đi và về trên suối Yến, chúng tôi chứng kiến nhiều chuyến xuồng máy ghi Ban tổ chức lễ hội đi lại nhưng nhiều người ngồi trên xuồng không mặc đồng phục, trong đó cả hành khách chúng tôi vừa gặp trên đường vào chùa Hương. Họ nhận ra người quen và giơ tay vẫy chúng tôi như thể tạm biệt trước tiếng xuồng máy nổ chát chúa và rẽ nước băng băng về phía trước. Gặp phải những chiếc xuồng máy này, đò thường bị chòng chành dạt ra và một lúc lâu vì sóng quá mạnh.

Theo tìm hiểu, ngay tại lễ hội có đăng công khai công văn của Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức ký ngày 13/1/2017 chỉ đạo Ban Tổ chức lễ hội “Tuyệt đối không đưa đón khách bằng xuồng có gắn động cơ”. Tuy nhiên, không hiểu sao, trên suối Yến, những chiếc xuồng máy vẫn len lỏi vào chở khách.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương 2017 cho biết: “Chúng tôi cấm xuồng máy chở khách, còn xuồng máy để công tác vẫn được phép sử dụng. Hiện, chúng tôi đã xử lý khoảng 10 trường hợp, tạm giữ khoảng 7 xuồng máy vi phạm. Các ngành được trang bị vẫn thả xuồng, nhưng đi làm phải đúng nhiệm vụ, mặc đồng phục của ngành”.

2

Những chuyến đò chở hàng chục du khách trên suối Yến nhưng chỉ có 1-2 dụng cụ nổi cứu sinh - Ảnh: Tạ Tôn

Vẫn lơ là an toàn cho du khách

Những ngày đầu xuân Đinh Dậu 2017, mỗi ngày có hàng vạn du khách tấp nập đổ về thắng cảnh chùa Hương. Trên dòng suối Yến nhiều đoạn sâu hơn 1-3m, từ sáng sớm đến đêm đều tấp nập thuyền, đò xuôi ngược. Không chỉ lộn xộn trong việc quản lý giá đi đò, lễ hội nổi tiếng này còn gây bất an, đe dọa tính mạng của du khách, nhất là người già, phụ nữ, trẻ em, bởi tình trạng đò chở quá tải, phương tiện không có chứng nhận đăng kiểm và hầu hết thiếu thiết bị cứu sinh.

Dễ dàng bắt gặp ngay từ khu vực bến xuất phát và dọc trên suối Yến là những chiếc đò chèo tay (làm bằng tôn và vài thanh giằng ngang) chở trên dưới 30 khách, trong khi loa phát thanh ngay tại khu vực đầu vào suối Yến đều đặn lặp lại thông báo phương tiện loại nhỏ chỉ được chở tối đa 6 người, còn loại lớn là 12 người. Hầu hết, các phương tiện này chỉ trang bị qua loa 1-2 dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân. Dù vậy, các đò khi rời bến không hề có sự kiểm soát hay kiểm tra, xử lý nào của lực lượng chức năng. Đáng nói hơn, do các mẫu đò chở khách nơi đây không đảm bảo tính ổn định nên không được Cục Đăng kiểm VN chứng nhận an toàn kỹ thuật. Hiện, việc quản lý chỉ mang tính hình thức và do địa phương tự đánh số thứ tự phương tiện.

Việc quản lý phương tiện, người lái lỏng lẻo dẫn đến tình trạng người chèo đò thường xuyên sử dụng rượu, bia. Thực tế, hành trình đi lại trên suối Yến, nhóm PV Báo Giao thông ghi nhận từ đầu bến về (bến Tròn) trong thời gian từ 17h- 18h30, ít nhất hai trường hợp người lái đò (đò ghi tên T.N và H.H) trong thời gian ngồi chờ khách, đã uống hàng bát rượu, sau đó vẫn đưa khách về.

Để không vi phạm quy định, ba người chúng tôi quyết định đi bằng đò do anh H. chèo, với giá trả thêm được giảm xuống còn 300.000 đồng. Nhưng khi đò rời bến, bất ngờ có thêm một đôi nam nữ trẻ được mời xuống đò đi cùng. Nhưng sau khi đò cập bến đền Trình, giữa nhà đò và hai vị khách xảy ra bất đồng bởi chủ đò yêu cầu đôi nam nữ trả thêm 300.000 đồng (chưa kể tiền vé, tiền đò theo quy định), nên khách bỏ đi. Cùng ngày, khoảng 18h30, trên hành trình đợi đò tại quán hàng Văn Minh để ra về, chúng tôi tiếp tục chứng kiến cảnh hai cha con du khách bị nhà đò bỏ bê, sau một hồi điện thoại phải trả thêm 250.000 đồng cho một nhà đò khác để được về bến cũ. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.