Tham dự lễ hội, có tham tán thương mại các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Anh, Hà Lan tại Việt Nam; lãnh đạo các tỉnh: Lào Cai, Nam Định, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam, Quảng Ninh.
Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Hà Đức Anh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Văn Yên nhấn mạnh: Tiếp nối thành công qua 3 lần tổ chức lễ hội, năm 2022 huyện Văn Yên tổ chức Lễ hội quế lần thứ 4 nhằm tiếp tục giới thiệu, quảng bá hình ảnh quế Văn Yên đến với bạn bè trong và ngoài nước; thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu các sản phẩm quế; thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm quế Văn Yên. Đây cũng là dịp để quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch của huyện Văn Yên, phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch nông nghiệp.
Phát biểu khai mạc Lễ hội, ông Hà Đức Anh khẳng định Lễ hội Quế lần thứ 4 nhằm tiếp tục giới thiệu, quảng bá hình ảnh quế Văn Yên đến bạn bè trong và ngoài nước
Với hơn 52.000ha và hơn 50 sản phẩm quế các loại, có mặt ở nhiều thị trường trong nước và quốc tế. Quế Văn Yên đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong nước và ở Thái Lan, được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa về hình. Cây quế không chỉ giúp người dân xóa đói, làm giàu, mà còn là biểu tượng kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Dao đỏ và nhiều dân tộc khác của Văn Yên.
Tại buổi lễ, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao Quyết định và Giấy chứng nhận về đăng ký nhãn hiệu "Sản phẩm chế biến từ Quế của huyện Văn Yên được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận hình".
Lãnh đạo huyện Văn Yên nhận Quyết định và Giấy chứng nhận của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ về đăng ký nhãn hiệu "Sản phẩm chế biến từ quế của huyện Văn Yên được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận hình"
Trong màn diễu diễn “Cùng người Dao xuống phố” với 13 khối, của 550 nghệ nhân và đồng bào các dân tộc Dao, H’Mông, Tày, Xa phó di chuyển qua các khu phố thị trấn Mậu A. Màn nghệ thuật với sự tham gia của hơn 200 diễn viên chuyên và không chuyên, đến từ đoàn Văn công Quân khu II, đã tái hiện lại sự hình thành và phát triển của vùng đất Văn Yên, huyền tích cây quế, quá trình phát triển, trải qua thăng trầm của cây quế gắn bó với đời sống văn hoá của các dân tộc nơi đây. Qua chương trình cũng đã giới thiệu và ca ngợi sự phát triển mạnh mẽ của cây quế, tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng của Văn Yên.
Người dân tộc Xa Phó, xã Châu Quế Thượng tham gia diễu diễn.
Dịp này, du khách được tìm hiểu các quy trình khai thác, sơ chế, chế biến quế và các sản phẩm từ quế như cách khai thác, bóc vỏ quế, chưng cất tinh dầu. Đặc biệt là được giới thiệu các sản phẩm đa dạng từ quế như: quế điếu, quế chi, tinh dầu quế, đồ thủ công mỹ nghệ từ quế…
Với quy mô 179 gian hàng của các doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài tỉnh tham gia trưng bày, triển lãm các sản phẩm có chất lượng, mẫu mã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Đặc biệt, có 35 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm quế của 21 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Văn Yên, 15 gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của các xã trên địa bàn, 9 gian trưng bày đặc sản và văn hóa các dân tộc, 120 gian hàng thương mại của các đơn vị, doanh nghiệp, HTX trong tỉnh.
>>> Một số hình ảnh tại lễ hội do PV Báo giao thông ghi lại:
Công tác đảm bảo an ninh trật tự được đảm bảo
Các phương tiện được lực lượng CSGT phân luồng đảm bảo ATGT.
Màn diễu diễn đường phố của đồng bào dân tộc Dao.
Màn diễu diễn đường phố của dân tộc Mông.
Màn diễu diễn đường phố của dân tộc Tày.
Các tiết mục trong chương trình nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc và nét đặc trưng riêng của huyện Văn Yên.
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh và huyện dự Lễ hội.
Đông đảo du khách đến với lễ hội.
Đông đảo du khách chụp ảnh lưu niệm với vỏ cây quế 50 năm tuổi của xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.
Du khách thưởng thức trà quế của xã Yên Phú, huyện Văn Yên.
Nhiều sản phẩm được chế biến từ quế được bày bán ở các gian hàng.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ vỏ cây quế.
Những món đồ trang trí được trạm khắc từ vỏ cây quế.
Cô gái Dao xem đồ tại phiên chợ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận