• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Cấp thiết xã hội hóa đầu tư cho “phạt nguội”

05/12/2018, 10:02

Xử “phạt nguội” qua camera được đánh giá nhiều ưu điểm trong đảm bảo ATGT, giảm bớt CSGT trên đường...

8

Dù có 38 camera giám sát của đơn vị quản lý tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương nhưng lực lượng CSGT trên tuyến này hầu như vẫn chỉ sử dụng dữ liệu từ 15 camera của Cục CSGT lắp đặt làm cơ sở phạt trực tiếp và “phạt nguội” - Ảnh: Phan Tư

Dù có rất nhiều dự án giao thông thông minh, camera giám sát trên cả nước được đầu tư, nhưng tỷ lệ xử phạt còn rất thấp, chưa tương xứng. Thậm chí, một số dự án được đầu tư hàng chục tỷ đồng theo hình thức xã hội hóa đã phải dỡ bỏ thiết bị do vướng mắc về cơ chế nguồn vốn để trả cho nhà đầu tư.

Chưa quan tâm thích đáng

Xử “phạt nguội” qua camera được đánh giá nhiều ưu điểm trong đảm bảo ATGT, giảm bớt CSGT trên đường, công khai minh bạch và nâng cao ý thức người tham gia giao thông. Tuy nhiên, từ thực tế dự án thí điểm giám sát xử lý vi phạm qua camera trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, nhà đầu tư đã phải tháo dỡ thiết bị, dừng thí điểm do chưa xác định được cơ chế và nguồn vốn thực hiện dự án cho thấy còn nhiều vướng mắc về cơ chế thu hút xã hội hoá.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó giám đốc Công ty Giải pháp công nghệ FPT cho biết, hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai là dự án đầu tiên được triển khai thí điểm theo mô hình xã hội hóa. Để triển khai, FPT đã ứng trước toàn bộ 60 tỷ đồng kinh phí lắp đặt đã hoàn thiện dự án. Tuy nhiên, trong hơn 3 năm, vận hành thí điểm, FPT nhiều lần đề xuất các cơ chế hoàn vốn khác nhau cho dự án như trích một phần từ nguồn thu phí sử dụng cao tốc Nội Bài - Lào Cai, lấy từ Quỹ Bảo trì đường bộ, trích từ nguồn xử phạt vi phạm giao thông nhưng đều không thực hiện được. Vì vậy, FPT phải dừng thí điểm, tháo dỡ thiết bị, thiệt hại cho FPT hàng chục tỷ đồng.

Nói về thực trạng này, ông Nguyễn Hồng Trường, Chủ tịch Hội ATGT Việt Nam cho rằng, hình thức xã hội hóa giám sát xử lý vi phạm qua camera là hướng đi đúng, giảm đầu tư công cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn vốn lớn đầu tư cho hệ thống này. Hệ thống camera giám sát, công cụ chủ yếu cho lực lượng cảnh sát giao thông trong việc phát hiện các trường hợp vi phạm và “phạt nguội” qua hình ảnh. Những hình ảnh do camera ghi lại là căn cứ pháp lý quan trọng để xử lý các trường hợp vi phạm về tốc độ, vượt đèn đỏ, cũng như mọi hành vi không chấp hành các quy định về ATGT. Ngoài ra, hệ thống camera sẽ hỗ trợ lực lượng công an trong quá trình điều tra về TNGT, truy tìm vật chứng đối với công tác tìm kiếm tội phạm.

Tuy nhiên, ông Trường cho rằng, chính sự bất cập trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, cụ thể là sự kết nối và chia sẻ giữa các cơ quan chức năng chưa đạt hiệu quả cao, khiến các dự án giao thông thông minh “giậm chân tại chỗ”, quá trình triển khai một số dự án vẫn chưa thực sự hiệu quả như mong đợi. “Việc xử lý vi phạm qua hình ảnh hay còn gọi là “phạt nguội” đã được áp dụng thí điểm ở một số tỉnh, thành nhưng chưa thực sự thành công. Nguyên nhân, do thiếu giải pháp tổng thể, đồng bộ từ cơ chế đầu tư, chính sách pháp luật và giải pháp thực hiện”, ông Trường nói.

TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức cho biết, kinh nghiệm của các nước có hệ thống ITS phát triển, sự hợp tác hiệu quả giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp là chìa khóa dẫn tới thành công. Tuy nhiên, ở nước ta, vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp mặn mà khi đầu tư vào các giải pháp giao thông thông minh vì chưa có chính sách hỗ trợ phù hợp từ các cơ quan quản lý nhà nước.

“Cần phải nhìn nhận thực tế, ý thức của người tham gia giao thông vẫn rất thấp, đây cũng chính là một trong những rào cản khi phát triển giao thông thông minh”, TS. Tuấn nói.

Xây dựng cơ chế hoàn vốn cho nhà đầu tư

Đề xuất cơ chế hoàn vốn cho nhà đầu tư lắp đặt thiết bị, ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó giám đốc Công ty Giải pháp công nghệ FPT cho rằng, nên áp dụng theo hình thức cho thuê công nghệ thông tin. Căn cứ pháp lý cho việc thuê này là Nghị quyết 36a Chính phủ về thí điểm cho thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Theo hình thức này, thay vì Nhà nước phải đầu tư, toàn bộ hệ thống là do các nhà đầu tư tự xây dựng, tự vận hành. Nhà nước chỉ thuê dùng dịch vụ giống như thuê bao internet hay điện thoại di động, không phải xây dựng đội ngũ, không phải đầu tư, quản lý hệ thống.

“Việc đi thuê sẽ giải quyết được câu chuyện là không phải dùng ngân sách Nhà nước để đầu tư mà chỉ là kinh phí thuê thường xuyên, nên sẽ giảm được đầu tư công. Việc vận hành sẽ được tính vào chi thường xuyên hàng năm. Nghị quyết 36a quy định Bộ Tài chính phải lập mục lục chi thường xuyên CNTT”, ông Thắng nói.

Còn theo TS. Vũ Anh Tuấn, các doanh nghiệp có thể hỗ trợ Nhà nước hai vấn đề. Thứ nhất, những kiến thức về công nghệ và kỹ thuật mà các đơn vị tư nhân họ tích lũy được. Thứ hai, sự góp vốn của đơn vị đầu tư. Tới đây, các doanh nghiệp và Nhà nước cần ngồi cùng với nhau để tháo gỡ vướng mắc, đưa ra những giải pháp chính sách thu hút đầu tư tư nhân trong phát triển giao thông thông minh.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Hồng Trường cho rằng, xã hội hóa lĩnh vực nên đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), Nhà nước cũng cần đầu tư một số hạng mục hỗ trợ nhà đầu tư. Phải xây dựng cơ chế từ việc thuê hạ tầng thế nào, tiền xử phạt vi phạm ATGT để trích lại cho nhà đầu tư thế nào phải được xem xét. Ngoài ra, ông Trường cũng cho rằng, cần có sự kết nối tổng thể giữa các hệ thống, trung tâm điều hành đã được đầu tư, tránh tình trạng đầu tư nhiều trung tâm với công nghệ khác nhau, không kết nối liên thông, gây lãng phí tài nguyên.

“Cần có trung tâm điều hành tổng thể kết nối các trung tâm lẻ sẽ tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư. Song song với việc xây dựng thiết kế tổng thể phù hợp với quy hoạch tổ chức giao thông thì việc tích hợp các hệ thống hiện hữu để tối ưu hóa chi phí đầu tư và vẫn đảm bảo tính đồng bộ liên thông trong toàn hệ thống là hết sức quan trọng. Về lộ trình thực hiện, nên xây dựng một đề án tổng thể, trước đó cần tổ chức các buổi hội thảo khoa học, lấy ý kiến người dân để có lộ trình thực hiện hợp lý. Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo, sau đó tiến tới xã hội hóa về đầu tư”, ông Trường đề xuất.

Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an:
Cần kết nối để sử dụng chung thông tin

Việc kết nối hệ thống camera kiểm soát giao thông đã được Bộ Công an kiến nghị. Thực chất hiện nay nhiều đơn vị, doanh nghiệp tự trang bị đầu tư các camera vừa là giám sát giao thông, vừa kiểm soát an ninh ở các khu vực. Chúng tôi đã có khuyến cáo làm sao có giải pháp kết nối được với nhau để sử dụng các thông tin, hình ảnh phục vụ xử lý những vi phạm liên quan đến trật tự an toàn xã hội nói chung và trong lĩnh vực kiểm soát giao thông nói riêng.

Hiện ở Hà Nội, chúng tôi đã cho thí điểm sử dụng kết nối hệ thống camera giao thông đối với Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an TP Hà Nội phát huy hiệu quả tốt. Do vậy, các bộ, ban, ngành cần chỉ đạo các đơn vị, nhất là Bộ GTVT, nên trao đổi với Bộ Công an để thống nhất về công nghệ, bảo đảm kết nối hiệu quả, tránh lãng phí cho Nhà nước.

H.Thu

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.