Cần nghiên cứu chia buýt thành 2 loại: Buýt thườngvà buýt VIP - Ảnh: Xuân Đoàn |
Hiện nay, người dân vẫn rất khó tiếp cận xe buýt do các loại hình quá sơ sài và kết nối rất kém. Tới đây, các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội và TP.HCM cần mở thêm nhiều loại buýt mới, trong đó có buýt điện, thậm chí chia buýt thành buýt thường và buýt VIP.
Bài tham dự Diễn đàn chống ùn tắc giao thông đô thị do Báo Giao thông, Otofun phối hợp tổ chức, Tập đoàn Hyundai Thành Công đồng hành tài trợ. Ý kiến đóng góp xin gửi về: Chonguntac và [email protected]... |
Lấy ví dụ tại Royal City, người dân đi từ các tòa nhà cao tầng xuống rồi ra ngoài đến điểm đón xe buýt duy nhất ở đường Nguyễn Trãi. Rõ ràng, họ không được tạo điều kiện để sử dụng giao thông công cộng. Hay như Khu công nghệ cao Hòa Lạc rộng mênh mông với tổng diện tích hơn 1.500ha cũng chỉ có hai điểm dừng đón của tuyến xe 71, 74 ở bên rìa, hoàn toàn không có xe buýt tiếp cận các tòa nhà bên trong, cũng không có xe gom, không có dịch vụ trung chuyển, trong khi khoảng cách từ những khu vực này ra ngoài quá xa với người đi bộ. Không còn cách nào khác, họ phải sử dụng xe cá nhân hoặc xe của công ty. “Gửi và đi” tiếp tục là giải pháp cho các trường hợp này. Sau đó, đối với các đô thị tương lai, giải pháp căn bản là phải phát triển khu đô thị theo hướng TOD (Transit Oriented Development - phát triển đô thị gắn với đầu mối giao thông công cộng).
Để nâng chất lượng xe buýt, tại các điểm dừng chờ, cần có các bản đồ chỉ dẫn ghi rõ các tuyến, điểm dừng đỗ, thời gian đi và đến,... để hành khách dễ dàng nhận biết. Thậm chí, các thành phố cũng cần nghiên cứu và cập nhật lộ trình, giá vé các tuyến buýt lên mạng để người dân và hành khách giám sát. |
Do đó, giải pháp đầu tiên tới đây cần thực hiện là phải tăng chất lượng xe buýt. Khách hàng là người trả tiền để đi xe, họ phải được coi là thượng đế và được phục vụ tốt nhất, an toàn nhất. Đó là xu thế của tương lai, bởi kinh tế càng phát triển, khách hàng càng có điều kiện, nhu cầu và mong muốn được phục vụ với chất lượng cao là đòi hỏi chính đáng. Trong khi đó, chất lượng buýt hiện nay quá thấp, nhiều xe chạy tạt ngang, tạt ngửa, xe nhồi nhét, mùi hôi khó chịu, chậm giờ, thậm chí cả nạn móc túi, cướp giật... khiến buýt mất điểm trong mắt hành khách là dễ hiểu.
Để nâng cao chất lượng xe buýt, lái phụ xe phải được đào tạo chuyên nghiệp, phục vụ thân thiện, chu đáo. Tới đây, các thành phố lớn cũng cần nghiên cứu mở rộng nhiều dịch vụ xe buýt. Trong đó, có thể tính tới buýt điện để có thể len lỏi vào từng ngõ ngách đón người dân ra các điểm dừng đón buýt tập trung. Hiện, nhiều điểm du lịch, khu nghỉ dưỡng áp dụng loại xe này rất hiệu quả, vừa nhỏ gọn, linh hoạt và có thể chở được hàng chục người trên quãng đường ngắn. Khi có loại xe này, người dân sẽ không phải đi và lo chỗ gửi xe máy, xe đạp nữa. Chỉ cần lên xe buýt điện trung chuyển vài phút là có thể ra điểm trung chuyển tiện lợi. Việc đầu tư phương tiện buýt điện cũng không quá tốn kém, chỉ vài chục triệu đồng một chiếc.
Ngoài ra, các thành phố nên nghiên cứu thêm việc chia buýt thành nhiều loại, có thể là phân biệt rõ buýt thành 2 loại, buýt thường và buýt VIP tương tự các loại hình như máy bay, tàu hỏa. Buýt thường dành cho nhóm người dễ đi phương tiện công cộng nhất đó là: Học sinh, sinh viên, dân văn phòng, người lao động,... Ưu điểm là giá rẻ, thậm chí có thể ưu đãi hoặc miễn phí. Còn buýt VIP dành cho công chức, cán bộ, lãnh đạo… hoặc những người có nhu cầu phải trả tiền vé cao hơn.
Khương Duy
([email protected])
|
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận