• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Có nên xóa các “điểm đen tâm linh” bên quốc lộ?

12/03/2018, 06:45

Người tham gia giao thông qua khu vực các am, miếu thờ trên đường không khỏi rờn rợn, không ít người “yếu bóng vía”...

7

Am thờ trên QL1, đoạn qua TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Ám ảnh những “điểm đen tâm linh” bên đường

Trên tuyến QL9 từ TP Đông Hà lên cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) có nhiều đoạn đường cong dốc nguy hiểm, vắng nhà dân, thi thoảng xuất hiện các am thờ nạn nhân tử vong do TNGT.

Ngay dưới chân dốc cầu Đầu Mầu (Km 24+430 QL9), bên mép chân núi có một ngôi miếu lớn đã được xây sửa khang trang. Từ hướng Đông Hà lên Lao Bảo, qua ngã ba QL9 - đường lên Di tích lịch sử Căn cứ 241 (CAROL), các phương tiện đổ dốc qua cây cầu Đầu Mầu bắc qua sông Đầu Mầu. Qua khỏi cầu Đầu Mầu, ở dưới dốc núi Đầu Mầu có ngôi miếu mái hình bát giác chóp, bên trong miếu đặt các pho tượng… nằm nép mình bên chân núi nhìn ra vực sông sâu phía trước. Phía trước miếu đặt một lư nhang có chân lớn.

Theo một cán bộ ngành GTVT Quảng Trị, vị trí ngôi miếu tọa lạc trước đây là một điểm đen TNGT, do mặt đường còn hẹp, lưu lượng phương tiện lưu thông từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo về Đông Hà và ngược lại nườm nượp. 

Những vụ tai nạn tại điểm đen này sau đó được truyền miệng, người này thêm bớt theo kiểu “tam sao thất bản”… thành những câu chuyện rợn người theo kiểu “ma cũ bắt thêm ma mới”, hay “hiệp hội hồn ma chuyên… xô xe” ở cung đường nguy hiểm này.

Đây chỉ là một trong số hàng nghìn am, miếu thờ trên các tuyến đường trên địa bàn cả nước, nhiều nhất là trên tuyến QL1. Nhiều người chưa quên vụ TNGT thảm khốc do hai xe khách đối đầu ở thôn Thượng Xá (xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng) vào tháng 9/2004. Xe khách BKS Cà Mau 69K-4107 và xe khách BKS 11K-1367 của tỉnh Cao Bằng đối đầu nhau khi đang chạy tốc độ cao khiến 14 người chết, 38 người bị thương. Dù đã gần 15 năm nhưng những người lưu thông qua đây vẫn không khỏi rờn rợn khi nhìn thấy am thờ các nạn nhân tử vong.

Thay vì cổng chào đẹp mắt, đèo Rù Rì, một địa điểm nổi tiếng của tỉnh Khánh Hòa chào đón người dân vào thành phố du lịch bằng những miếu, am dựng bên đường. Bà Nguyễn Thị Hoa (xã Vĩnh Lương), chủ quán nước trên đèo, năm nay đã 60 tuổi là người biết rõ nhất gốc tích những chiếc am, miếu này. Ngay trước quán nước nhà bà cũng có một cái am thờ. Ngày ngày, bà Hoa đều thắp hương, cúng bái. Theo bà Hoa, cái am này được lập cách đây hơn 40 năm để cúng “cô hồn” những người bị TNGT.

Ghi nhận của PV, QL1 đoạn qua Hà Tĩnh có nhiều am, miếu thờ nạn nhân tử vong vì TNGT, trong đó có 2 am thờ lớn là mộ chung thờ các nạn nhân tử vong trong các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng ở xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân và Đèo Con, TX Kỳ Anh. Các am, miếu thờ đều có đặc điểm chung là nằm sát mặt đường QL1, ngay vị trí xảy ra TNGT trước đây.

Cũng trên QL1 tại Km33, đoạn qua địa phận xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, năm 2012 xảy ra vụ TNGT thảm khốc khi một chiếc xe khách gặp nạn khiến 9 người tử vong tại chỗ. Vì quan niệm “chết ở đâu, vong linh ở đấy” nên người nhà các nạn nhân đã đặt một miếu nhỏ và lập ban thờ ngay sát vị trí xảy ra tai nạn. Từ một chiếc miếu nhỏ ven đường, một số người dân sinh sống tại đây “vun vén” và dựa vào chiếc miếu để “kiếm cơm” qua ngày mặc cho nguy cơ tai nạn có thể xảy ra khi có nhiều phương tiện qua lại nơi đây.

Ngày 9/3, PV Báo Giao thông có chuyến khảo sát trên QL1 đoạn qua tỉnh Long An và Tiền Giang, dài hơn 120km và ghi nhận có rất nhiều miếu thờ được đặt ven hai bên QL1. Theo nhẩm tính của PV, có hơn 30 điểm thờ, cũ - mới, to - nhỏ đủ kiểu được đặt ở gốc cấy, cạnh trụ điện, ngã ba, ngã tư… Ngay khu vực ngã ba Thủ Thừa (Long An), một miếu thờ rộng hơn 1m2, bên trong có gắn bóng đèn cà na màu đỏ, đèn được thắp sáng suốt đêm. Còn tại ngã ba Phú Mỹ (huyện Châu Thành, Tiền Giang) miếu thờ được dựng lên hàng chục năm nay, nằm sát QL1 và có nhiều ngươi thắp nhang, cúng bái hàng ngày…

Nên lấy ý kiến rộng rãi trước khi dẹp bỏ

Ông Nguyễn Công Định, Giám đốc Sở GTVT Khánh Hòa cho biết, khi xảy ra TNGT, địa phương cũng chia sẻ, động viên gia đình các nạn nhân không lập am, miếu thờ. Tuy nhiên, họ vẫn lén chọn ban đêm để lập am. Một phần do vấn đề tâm linh nên khó xử lý.

Ông Phạm Duy Thắng, Phó chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Hà Tĩnh cho biết, các am thờ, miếu thờ là công trình tâm linh do gia đình nạn các nhân hoặc nhân dân địa phương xây dựng. Như am thờ các nạn nhân trong vụ trôi xe ở Xuân Lam, Nghi Xuân năm 2010, sau nhiều năm, nơi đây trở thành địa chỉ linh thiêng. Mỗi lái xe tải, xe khách đường dài qua đây đều dừng lại thắp hương, cầu mong người đã khuất siêu thoát và mong chuyến hành trình của mình được thuận buồm, xuôi gió. Vì vậy, việc di dời các công trình chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, theo ông Thắng, nếu xét về góc độ đảm bảo ATGT, việc di dời, làm lễ rước vong hồn các nạn nhân đưa về chùa thờ tự là việc làm cần thiết. Bởi, đa số các am, miếu thờ đều nằm trong hành lang ATGT đường bộ, có nơi công trình còn lấn ra cả một phần lề đường gây mất ATGT. Mặt khác, các công trình này còn gây ra nỗi lo sợ, ám ảnh cho những người tham gia giao thông khi đi qua khu vực, nhất là vào những lúc khuya, vắng.

“Về góc độ tâm linh, theo tôi, gia đình các nạn nhân luôn muốn linh hồn người thân của mình được an nghỉ nơi yên tĩnh và sớm được siêu thoát. Nếu Ủy ban ATGT Quốc gia, phối hợp với Giáo hội Phật giáo làm lễ rước vong hồn các nạn nhân về thờ tự tại các ngôi chùa gần đó, rồi di dời, xóa bỏ các am, miếu bên đường sẽ là một việc làm tốt và được nhân dân đồng tình ủng hộ”, ông Thắng nói.

Ông Hồ Viết Tư (trú huyện Triệu Phong, Quảng Trị) cho rằng, Nhà nước cần có quy định để tránh việc am, miếu thờ nạn nhân TNGT được người dân dựng lên tràn lan, việc này cần phải được tuyên truyền theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, tránh việc người dân không hiểu rõ nguyên nhân xảy ra các vụ TNGT tại một đoạn rồi “tam sao thất bản” theo kiểu “ma cũ bắt thêm ma mới” khiến người không hiểu rõ đi đường thêm lo sợ.

Liên quan đến miếu thờ trên QL1 qua địa bàn xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, ông Lâm Việt Hùng, Phó chánh văn phòng Ban ATGT Lạng Sơn cho biết, việc người dân chạy ra đường nhặt tiền quanh khu vực miếu là điều đáng báo động cho nguy cơ xảy ra tai nạn. “Còn về việc làm lễ rước vong hồn các nạn nhân TNGT ở các miếu thờ này về chùa để xóa bỏ các am thờ và xóa bỏ các điểm đen về tâm linh, trước khi tiến hành cần lấy ý kiến rộng rãi”, ông Hùng nói.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thanh Lợi:

Cái gì quá đà đều không hay

Việc lập các miếu cô hồn ven đường là thái độ ứng xử nhân văn của người sống đối với người chết do gặp TNGT. Các miếu này như những “chỉ báo” cho cánh tài xế cẩn thận hơn ở những cung đường thường có TNGT, nó cùng với các biển báo góp phần đảm bảo ATGT. 

Tuy nhiên, hiện nay, có một số đoạn người ta lập nhiều am nhỏ thay cho miếu vô tình gây phản cảm. Cái gì quá đà đều không hay, nên hướng tới nếp sống văn minh, không cuồng tín. Nếu nhiều am, miếu nên gộp lại chung. Ngoài ra, việc lắp biển báo hoặc chỉnh sửa lại những đoạn cho bớt tai nạn là rất cần thiết.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Quảng Ninh:

Xây am, miếu thờ là vi phạm hành lang ATGT

Trên địa bàn tỉnh không có am, miếu thờ nạn nhân TNGT nào. Ngay sau khi các vụ TNGT xảy ra, ngoài việc hỗ trợ đưa thi thể nạn nhân về nhà an táng, các cơ quan chức năng phải giám sát hiện trường và ngăn chặn việc người nhà tự ý xây cất am, miếu thờ trên đường vì đó là hành vi vi phạm hành lang ATGT đường bộ và vi phạm công trình giao thông.

Ông Nguyễn Văn Ninh, Chánh văn Phòng Ban ATGT tỉnh Sơn La:

Nên lấy ý kiến người dân trước khi xóa bỏ

Các am, miếu thờ vong hồn nạn nhân TNGT ven đường đều do người thân dựng lên và đều nằm sau hộ lan giao thông nên không ảnh hưởng đến tầm nhìn quan sát của lái xe. Về ý kiến xóa bỏ các am thờ, theo tôi cần nghiên cứu kỹ, vì liên quan đến tâm linh.

Dọc tuyến QL6 đoạn qua tỉnh Sơn La, PV Báo Giao thông ghi nhận có hơn 10 am thờ vong hồn của các nạn nhân TNGT nằm rải rác ven đường. Trong đó, có am khá lớn nằm tại khu vực ngã tư xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu được dựng lên từ năm 2010 sau vụ TNGT kinh hoàng khi chiếc xe tải tự lao xuống vực sâu khiến 4 người ngồi trên xe tử vong tại chỗ.Nhóm PV

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.