• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Cựu binh 12 năm tình nguyện gác chắn đường tàu

12/03/2017, 13:32

Nghĩ đến đoạn đường ngang không ai gác có thể xảy ra tai nạn, ông Chi lại vội đạp xe ra gác tàu.

11

Ông Nguyễn Huy Chi giơ cờ báo hiệu tàu đang đến

12 năm vui, buồn chuyện gác tàu

Gặp chúng tôi trong căn chòi gác chừng 3m2, ông Chi kể, năm 1964, ông gia nhập quân ngũ và tham chiến ở chiến trường Lào. Sau hơn 7 năm chiến đấu, ông xuất ngũ về địa phương tham gia Hội Cựu chiến binh xã Quỳnh Tân và làm Tổ trưởng Tổ Sản xuất xóm 6. Thời điểm đó, tại cung đường ngang Km 253+030 nối giữa Quỳnh Tân và Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu) thường xuyên xảy ra tai nạn, trong đó, kinh hoàng nhất là vụ tai nạn khiến 5 người trong một gia đình tử vong.

Trước tình hình đó, năm 2005, ngành Đường sắt đã phối hợp với chính quyền xã Quỳnh Tân tổ chức cảnh giới đường ngang và giao cho Đoàn Thanh niên xã đảm nhiệm. Ban đầu, lực lượng thanh niên trẻ nhiệt huyết, phân công nhau túc trực ngày đêm. Sau này, do tuổi trẻ còn phải lo gánh nặng gia đình, nên đã xin chuyển công việc này cho Hội Cựu chiến binh xã và ông Chi đảm nhận nhiệm vụ cảnh giới đường ngang từ đó.

"Việc làm của ông Nguyễn Huy Chi rất đáng biểu dương. Ông Chi là một người nhiệt tình, có trách nhiệm, một trong những điển hình người tốt, việc tốt trong việc đảm bảo an toàn đường sắt."

Ông Bùi Đăng Sáu
Trưởng ga Hoàng Mai

Vậy là suốt 12 năm qua, bất kể trời nắng hay mưa, đông hay hè, ông Chi đều có mặt tại gác chắn đường sắt vào lúc 5h sáng và trở về nhà khi chuyến tàu cuối cùng trong ngày qua chắn được an toàn. Cũng không ít lần, ông Chi cứu giúp những người đi đường thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

“Cách đây 3 năm, vào một ngày đầu tháng Giêng, có một phụ nữ người Quỳnh Thọ đi bán muối, do chở nặng nên không may ngã xe trên đường ray. Thời điểm đó, tàu đã hú còi từ phía xa báo hiệu sắp tới nơi, tôi vội vàng chạy lại mở dây tháo các bao muối phía sau để kéo người phụ nữ và chiếc xe đạp cà tàng ra khỏi đường ray. Cùng lúc đó, đoàn tàu lao tới nghiến luôn cả bao muối, may mắn hai chúng tôi thoát nạn”, ông Chi kể.

Ông Chi bảo, vất vả ông không sợ, sợ nhất là người tham gia giao thông cố vượt đường ray khi tàu sắp đến. “Nhiều hôm trời mưa giá rét, học sinh trường THPT Quỳnh Lưu II tan trường rất đông. Tôi đã giơ cờ báo hiệu tàu sắp đến, nhưng các cháu vẫn lấn sau lưng để qua đường, tôi phải dang tay đẩy nhanh các cháu qua đường sắt, may mắn các cháu vừa qua thì tàu cũng vừa đến. Các cháu tái mặt đi vì sợ, còn tôi nhẹ nhàng khuyên nhủ, từ bấy đến nay, cứ thấy tôi ra vẫy cờ là các cháu dừng lại xếp hàng nghiêm túc trước đường tàu” ông Chi cười vui.

12 năm gắn bó với gác chắn, ông Chi thuộc từng chuyến tàu qua. Ông bảo, mỗi ngày có 7 chuyến tàu khách, sáng 4 chuyến, chiều 3 chuyến. “Dù thỉnh thoảng có đoàn tới nhanh, đoàn tới chậm nhưng tôi ở chòi gác này liên tục, tai tôi thính lắm, hễ tàu đến là biết liền”, ông Chi tâm sự.

Còn sức khỏe, còn cống hiến

Mỗi ngày, điểm đường ngang nơi ông Chi gác chắn có hàng trăm lượt người dân qua lại, trong khi trung bình có 7 chuyến tàu khách chạy qua, còn tàu hàng thì nhiều chuyến hơn, vì vậy nguy cơ xảy ra TNGT khi không có người cảnh giới là rất cao. Công việc gác tàu tốn thời gian, lại cần sự cẩn trọng, nên con cháu khuyên ông Chi nghỉ cho khỏe. Nhưng cứ về nhà, nghĩ đến đoạn đường ngang không ai gác có thể xảy ra tai nạn, ông Chi lại vội đạp xe ra gác tàu.

“Nhiều người bảo tôi già rồi thì nên về nhà nghỉ ngơi, vui chơi với con cháu chứ làm gì cho cực thân. Nhưng tôi nghĩ đây là việc làm có ích, còn sức khỏe, mình nên cống hiến và sẽ làm đến không làm được nữa thì thôi. Điều tôi thấy áy náy nhất chính là hơn chục năm nay chẳng đỡ đần gì cho vợ cả, mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều một tay bà ấy lo. Thậm chí, có hôm tôi ốm, bận việc thì bà ấy còn tình nguyện ra thay tôi gác tàu”, ông Chi nói.

Nghe chồng nói vậy, bà Liên ngắt lời: “Tôi chỉ hỗ trợ ông ấy thôi, tôi biết việc này hữu ích nên luôn ủng hộ ông ấy. Mà điều lạ là từ khi ông ấy làm công việc này thì chẳng thấy mấy khi đau ốm, dù gần 80 tuổi rồi”.

Ông Chi nói: “Chừng nào tôi còn khoẻ, đi lại được thì tôi vẫn còn ra đây gác. Ngày ngày được nhìn thấy những chuyến tàu an toàn đi qua là niềm vui lớn nhất của tôi”.

Ông Hồ Minh Mậu, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu) cho biết, từ khi có ông Chi gác chắn đường ngang dân sinh, trên địa bàn xã không có vụ TNGT đường sắt nào xảy ra. “Ông Chi là người nhiệt huyết và có trách nhiệm, 12 năm qua tình nguyện gác đường ngang mà không đòi hỏi chế độ gì, thật đáng hoan nghênh”, ông Mậu nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.