Xã hội

Dấu tích Giảng Võ trường tại phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội

Phố đi bộ thứ 7 của Hà Nội tại khu vực hồ Ngọc Khánh đang được quận Ba Đình (Hà Nội) gấp rút hoàn thành, bảo đảm tiến độ nhằm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Dấu tích Giảng Võ trường tại phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội- Ảnh 1.

Khu phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ quanh hồ Ngọc Khánh sẽ gồm toàn bộ khu vực hồ Ngọc Khánh, phố Phạm Huy Thông, 8 ngõ đi chung kết nối hồ Ngọc Khánh với các tuyến phố Kim Mã, Nguyễn Chí Thanh, La Thành và các công trình tiếp giáp thuộc ranh giới phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình.

Dấu tích Giảng Võ trường tại phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội- Ảnh 2.

Khu vực phố đi bộ sẽ được trồng bổ sung cây xanh, bảo đảm mật độ 5m/cây, đặt ghế ngồi ngoài trời, có thùng rác, nhà vệ sinh công cộng... Ngoài ra, tại mỗi cột đèn xung quanh phố đi bộ đều được chạm khắc các hình ảnh, biểu tượng gợi nhớ về Giảng Võ trường.

Dấu tích Giảng Võ trường tại phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội- Ảnh 3.

Trường Giảng Võ (Giảng Võ trường) là địa điểm quan trọng ở Thăng Long xưa. Đây là khu vực luyện tập võ thuật, giảng dạy binh pháp, thao diễn quân sự cao cấp của các triều đại phong kiến.

Dấu tích Giảng Võ trường tại phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội- Ảnh 4.

Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi các sự kiện năm 1010, nhà Lý cho lập điện Giảng Võ; năm 1070 lập Xạ Đình. Tháng 8/1253, vua Trần Thái Tông lập Giảng Võ trường làm nơi học tập của các tướng lĩnh. Từ đầu thời Lê, khu vực phía tây Thăng Long (bao gồm khu vực Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh ngày nay) đã trở thành một trung tâm luyện tập, khảo hạch và diễn tập quân sự lớn. Ảnh: Một biểu tượng Giảng Võ trường được khắc họa trên hệ thống đèn trang trí ở khu vực phố đi bộ hồ Ngọc Khánh.

Dấu tích Giảng Võ trường tại phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội- Ảnh 5.
Dấu tích Giảng Võ trường tại phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội- Ảnh 6.
Dấu tích Giảng Võ trường tại phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội- Ảnh 7.

Các hạng mục xung quanh hồ Ngọc Khánh đều được thiết kế hình liên quan đến tướng lính, binh lính tập luyện võ thuật với các loại vũ khí như cung tên, nỏ, kiếm, giáo... gợi nhớ trường Giảng Võ xưa.

Dấu tích Giảng Võ trường tại phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội- Ảnh 8.

Bề mặt vỉa hè đa phần được lát hè đá tự nhiên, có độ bền cao.

Dấu tích Giảng Võ trường tại phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội- Ảnh 9.

Hiện nay, xung quanh tuyến phố đi bộ có rất nhiều cửa hàng kinh doanh ăn, uống đa dạng.

Dấu tích Giảng Võ trường tại phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội- Ảnh 10.

Dự kiến, quận Ba Đình sẽ thí điểm tổ chức đi bộ hồ Ngọc Khánh thời gian từ 19h thứ Sáu đến 24h Chủ nhật hàng tuần. Sau thời gian thí điểm sẽ xem xét tổ chức đi bộ 7 ngày/ tuần. Trong ảnh: Cơ quan chức năng đã tiến hành đặt biển cấm xe ô tô hoạt động tại phố đi bộ.

Dấu tích Giảng Võ trường tại phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội- Ảnh 11.

Khuôn viên xung quanh phố đi bộ được dọn dẹp sạch sẽ.

Dấu tích Giảng Võ trường tại phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội- Ảnh 12.

Hiện nay việc cải tạo, chỉnh trang tuyến phố đi bộ hồ Ngọc Khánh đang được gấp rút triển khai thi công những hạng mục cuối cùng, bảo đảm tiến độ.

Dấu tích Giảng Võ trường tại phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội- Ảnh 13.

Quanh Hồ Ngọc Khánh còn có thiết kế bậc thang dẫn xuống lối đi nhỏ gần hồ. Phần đường này cao hơn mặt nước, có độ rộng gần 2m thu hút nhiều người dân đi tập thể dục.

Dấu tích Giảng Võ trường tại phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội- Ảnh 14.

Được biết, phố đi bộ hồ Ngọc Khánh và phụ cận đưa vào hoạt động sẽ là phố đi bộ thứ hai được tổ chức trên địa bàn quận Ba Đình và là tuyến phố đi bộ thứ 7 trên địa bàn TP Hà Nội. Trước đó, từ năm 2016 đến cuối 2022, Hà Nội đã khai trương 5 tuyến phố đi bộ chính, nằm tại các quận/thị xã: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ và Sơn Tây.

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.