Xã hội

Đẩy mạnh quản lý báo chí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

04/07/2015, 06:44

Trên địa bàn thành phố còn có tình trạng giả mạo nhà báo hoặc lợi dụng danh nghĩa nhà báo để trục lợi...

_DSC0083
Phóng viên báo chí tác nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Ảnh TTL

Sáng 3/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thành phố Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị giao ban về công tác quản lý báo chí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2015.

Theo báo cáo của Sở TT&TT, hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 96 cơ quan báo chí. Trong đó có 8 cơ quan báo chí địa phương, 6 cơ quan báo chí Trung ương có Tòa soạn tại Đà Nẵng, 66 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương khác đặt VPĐD tại Đà Nẵng và 13 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương khác đăng ký phóng viên thường trú (PVTT) tác nghiệp tại Đà Nẵng với đầy đủ các loại hình báo, tạp chí in; báo, tạp chí điện tử; phát thanh truyền hình; cùng với gần 300 nhà báo đã được Bộ TT&TT cấp Thẻ Nhà báo; hơn 400 PV, CTV đang hoat động báo chí nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn thành phố đã bám sát tôn chỉ, mục đích hoạt động; nghiêm túc chấp hành định hướng thông tin và chỉ đạo thông tin của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng, UBND thành phó Đà Nẵng, Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng và cơ quan chủ quản báo chí; tích cực bám cơ sở phản ánh, thông tin kịp thời các chù trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố, coi trọng việc biểu dương những thành tựu và chỉ ra những mặt hạn chế, tiêu cực, tham gia phản biện xã hội.

Tuy nhên bên cạnh đó, một số cơ quan báo chí vẫn để xảy ra tình trạng thông tin chậm, thiếu chính xác. Thông tin đưa lên mặt báo, nhất là báo mạng vẫn còn những lỗi về đặt tít, chính tả… Có thông tin còn mang tính suy diễn, thiếu khách quan.

Có lúc có nơi trên địa bàn thành phố vẫn còn có tình trạng giả mạo nhà báo hoặc lợi dụng danh nghĩa nhà báo để  trục lợi, tác động tiêu cực đến các tổ chức, cơ quan địa phương, doanh nghiệp… gây bức xúc cho chính các cơ quan đơn vị và các đồng nghiệp.

Việc  thành lập và hoạt động của một số VPĐD, PVTT trên địa bàn thành phố chưa tuân thủ đúng các quy định như đặt trụ sở, VPĐD và hoạt động nhưng chỉ đăng ký cử  PVTT tác nghiệp; chưa có trụ sở ổn định lâu dài, chưa đảm bảo đươc chức danh người đứng đầu. Có đơn vị hiện chưa có Trưởng VPĐD trong một thời gian dài…

Tại hội nghi, đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo thành phố và các cơ quan báo chí đã phát biểu ý kiến nêu bật những thuận lợi, khó khăn của các cơ quan báo chí, nhất là các VPĐD và  các PV trong việc tiếp cận thông tin khi tác nghiệp. Nhiều ý kiến đề nghị Sở TT&TT cần tham mưu UBND thành phố và các cơ quan chức năng tạo điều kiện tốt nhất để các PV tác nghiệp thuận lợi, có những nguồn thông tin chính thống để đưa tin bài một cách chuẩn xác, kịp thời phục vụ bạn đọc.

Ông Nguyễn Đăng Trường, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng đã lắng nghe, ghi nhận các ý kiến phát biểu, đồng thời chia sẻ những khó khăn vướng mắc của các PV trong khi tác nghiệp lấy thông tin. Ông Trường cho biết, trong 6 tháng cuối năm 2015, Sở TT&TT Đà Nẵng sẽ đẩy mạnh công tác quản lý VPĐD. PVTT trên địa bàn thành phố; tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác quản lý Nhà nước về VPĐD; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, công tác quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên Internet; tiếp tục triển khai vận hành mô hình Trung tâm báo chí lưu đọng tại các sự kiện lớn trên địa bàn thành phố; tổ chức giải báo chí “Văn hóa giao thông”; xây dựng quy định quản lý Nhà nước về báo chí trên địa bàn thành phố một cách “chuyên nghiệp” hơn,

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.