Photo

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý

23/04/2024, 20:19

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu về chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" đã được giới thiệu tới công chúng tại triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”.

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 1.

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 23/4, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn Thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”.

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 2.

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu, là sự tri ân, tôn vinh những chiến công, sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Đồng thời góp phần tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ ra sức học tập công tác, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 3.

Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, cả nước dồn sức cho chiến dịch Điện Biên Phủ: Các đơn vị chủ lực lên đường ra mặt trận; Lực lượng công binh, dân công, thanh niên xung phong bạt núi, mở đường, sửa chữa trục đường từ Việt Bắc sang Tây Bắc, mở lại đường cơ giới từ Tuần Giáo đến Điện Biên, làm thêm 5 đường mới xung quanh Điện Biên.

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 4.
"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 5.

Nhiệm vụ mở đường và sửa đường có vai trò quan trọng, góp phần vào thắng lợi chung của toàn chiến dịch. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Tây Bắc mưa dài, nắng gắt và sự kiểm soát, bắn phá liên tục của các loại máy bay địch, bộ đội công binh cùng đồng bào Tây Bắc và hàng nghìn thanh niên xung phong đã xẻ núi, làm cầu, kè ngầm, phát tuyến, quyết tâm mở đường cho các lực lượng tiến quân vào chiến dịch (Trong ảnh: Bộ đội công binh, dân công phá đá, mở đường tiến vào Điện Biên Phủ năm 1953).

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 6.

Lưỡi xẻng của công binh Trung đoàn 151 dùng mở đường, đảm bảo giao thông cho cơ giới, bộ binh tiến vào mặt trận Điện Biên Phủ.

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 7.

Cờ "Thi đua khá nhất" Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Đại độ xe 202 về thành tích phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 8.

Chiếc xe đạp thồ "huyền thoại" được dân công sử dụng vận chuyển lương thực, thuốc men phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 9.

Những vật dụng thô sơ như yên ngựa, đôi bung... được đồng bào dân tộc Tây Bắc sử dụng để thồ, gánh lương thực, thực phẩm tiếp tế phục vụ bộ đội trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 10.

Trước những thay đổi của tình hình chiến trường, để chiến dịch chắc thắng, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đề nghị chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc” và được Bộ Chính trị nhất trí thông qua. Đại tướng đã viết trong hồi ký của mình: “Quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của tôi là thay đổi phương án đánh nhanh thắng nhanh sang phương án đánh chắc, tiến chắc”.

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 11.

Hình ảnh bộ đội pháo binh kéo pháo, băng rừng vào trận địa năm 1954.

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 12.

Dây chão được Trung đoàn cao xạ 367 và Đại đoàn 312 dùng kéo pháo vào trận địa trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 13.

Mũ nan của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Can sử dụng trong trận đánh đồi Him Lam và áo trấn thủ chiến sỹ Hoàng Ngào, Tiểu đoàn Phủ Thông, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312 mặc khi tham gia chiến đấu.

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 14.

Sơ đồ Điện Biên Phủ được Bộ Tham mưu, Bộ Chỉ huy chiến dịch in và phát cho các đơn vị tham gia chiến đấu.

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 15.

Có mặt tại triển lãm, Đại tá Nguyễn Hữu Tài, nguyên Chủ nhiệm Chính trị trung đoàn 209, Đại đoàn 312 vẫn nhớ như in hình ảnh trận đánh mở màn chiến dịch vào cứ điểm Him Lam cho đến trận tiến công vào sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bắt sống tướng Đờ cát Xtơri chiều ngày 7/5/1954.

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 16.

Triển lãm thu hút nhiều vị khách quốc tế tới tham quan.

"Điểm hẹn lịch sử" Điện Biên Phủ qua những tài liệu, hiện vật quý- Ảnh 17.

Triển lãm mở cửa đón khách tham quan từ ngày 23/4/2024 và kéo dài đến hết tháng 5/2024 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.


 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.