Dịp 30/4 năm nay, người dân TP.HCM đón nhận tin vui khi cầu Thủ Thiêm 2 nối hai bờ sông Sài Gòn chính thức khánh thành. Thêm một cây cầu nối hai bờ sông Sài Gòn là niềm vui lớn với hàng triệu người dân Thành phố mang tên Bác.
Chiều nào ông Nguyễn Hoàng Chiến (phường An Khánh, TP Thủ Đức), cũng ra bờ sông để ngắm cầu Thủ Thiêm 2 đang hoàn thiện từng ngày.
Với ông Chiến, đây là cây cầu có hình dáng đẹp nhất ngay giữa trung tâm thành phố: “Cầu thiết kế dây văng dạng hình miệng Rồng hướng về Thủ Thiêm. Khi đêm về, ánh sáng từ cầu dây văng toả ra khiến cây cầu thêm lung linh”.
Ý nghĩa của cây cầu hơn 4.260 tỷ đồng này không chỉ nối đôi bờ, làm đẹp thêm dòng sông Sài Gòn mà còn tác động rất lớn đối với sự phát triển của khu vực Thủ Thiêm sắp tới. Bên bờ Thủ Thiêm, nhiều dự án chung cư, văn phòng cao ốc đã được xây dựng, hứa hẹn một trung tâm tài chính lớn, tầm cỡ quốc tế sẽ hình thành trong những năm tới.
Cũng trên mạch hướng về phía Đông, dự án đường Tân Vạn - Nhơn Trạch (một dự án thành phần của tuyến Vành đai 3 TP.HCM) cũng vừa được khởi công. Điểm nhấn của tuyến đường này là cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai để kết nối huyện Nhơn Trạch với TP Thủ Đức.
Bà Nguyễn Thị Giang Hương, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch cho biết, huyện đã giải phóng xong mặt bằng giai đoạn 1 để phục vụ thi công gói thầu đầu tiên. Huyện sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ mặt bằng phần còn lại để sớm bàn giao cho chủ đầu tư.
“Đây là dự án đặc biệt quan trong với địa phương, có cầu kết nối với TP Thủ Đức thì Nhơn Trạch mới cất cánh lên được, vì vậy chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ để dự án hoàn thành càng sớm càng tốt”, bà Hương nói.
Đặc biệt, sân bay quốc tế Long Thành vừa khởi công hạng mục thi công móng của nhà ga công suất 25 triệu hành khách/năm. Cùng với đó, hàng trăm xe máy, thiết bị, nhân công đang ngày đêm thi công hạng mục san lấp nền. Tiến độ của dự án đang được kiểm soát chặt từng ngày để hoàn thành năm 2025 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Nếu đặt TP.HCM là vị trí ở giữa của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam thì các tuyến cao tốc đang gấp rút xây dựng như hai “cánh tay” đang vươn ra hai hướng Bắc - Nam.
Ở hướng phía Tây Nam, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã được các nhà thầu gấp rút hoàn thành các hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào khai thác. Tuyến đường này đã được đưa vào khai thác tạm 15 ngày dịp Tết và đến nay đã hoàn tất những công việc còn lại để đưa vào khai thác chính thức. Mạch nối từ TP.HCM về Tây Đô được rút ngắn lại với tuyến cao tốc dài hơn 51km này.
Hai bên bờ sông Tiền, các nhà thầu thi công dự án cầu Mỹ Thuận 2 liên tục sáng đèn để ngày đêm tăng tốc. Ông Trịnh Trường Hải, Phó giám đốc Ban Quản lý điều hành dự án cầu Mỹ Thuận 2 cho biết khối lượng hiện nay đã đạt trên 40%. Phần cầu chính đã xong móng và bệ, hiện đang đúc thân trụ cầu. Dự kiến sẽ hợp long cầu Mỹ Thuận 2 trong tháng 11/2022 và thông xe đúng tiến độ trong năm 2023.
Bên kia sông Tiền thuộc tỉnh Vĩnh Long, dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài gần 23km, vốn đầu tư 4.820 tỷ đồng cũng đã triển khai thi công được 11 tháng và sẽ hoàn thành trong năm 2023.
Khi tuyến này thông xe, toàn bộ cao tốc từ TP.HCM - Cần Thơ dài 120km sẽ được nối thông. Lúc đó thời gian di chuyển từ TP.HCM về Tây Đô chỉ còn gần 2 tiếng đồng hồ thay vì 5 tiếng như hiện nay.
Ngược ra phía Bắc, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Phan Thiết - Vĩnh Hảo đang dần thành hình hài để kịp đưa vào khai thác cuối năm 2022.
Là địa phương trực tiếp hưởng lợi từ các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chia sẻ, dự án đường cao tốc là ước mơ bao đời nay của người dân Bình Thuận. Với hơn 160km đường cao tốc đi qua sẽ là cơ sở quan trọng để thúc đẩy kinh tế địa phương, đặc biệt là kinh tế biển.
Hay như tỉnh Ninh Thuận, khi các dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo mở ra hướng kết nối với Khánh Hoà. Tuyến Vĩnh Hảo - Phan Thiết mở hướng kết nối về phía Nam đã tạo cơ hội mới cho địa phương.
Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, đón đầu các tuyến cao tốc do Trung ương đầu tư, địa phương tập trung phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh.
“Giao thông thuận lợi vừa là cú hích về hạ tầng cũng mở ra không gian phát triển Ninh Thuận và các tỉnh lân cận” ông Nam khẳng định.
Dịp 30/4 năm nay, người dân TP.HCM đón nhận tin vui khi cầu Thủ Thiêm 2 nối hai bờ sông Sài Gòn chính thức khánh thành. Thêm một cây cầu nối hai bờ sông Sài Gòn là niềm vui lớn với hàng triệu người dân Thành phố mang tên Bác.
Chiều nào ông Nguyễn Hoàng Chiến (phường An Khánh, TP Thủ Đức), cũng ra bờ sông để ngắm cầu Thủ Thiêm 2 đang hoàn thiện từng ngày.
Với ông Chiến, đây là cây cầu có hình dáng đẹp nhất ngay giữa trung tâm thành phố: “Cầu thiết kế dây văng dạng hình miệng Rồng hướng về Thủ Thiêm. Khi đêm về, ánh sáng từ cầu dây văng toả ra khiến cây cầu thêm lung linh”.
Ý nghĩa của cây cầu hơn 4.260 tỷ đồng này không chỉ nối đôi bờ, làm đẹp thêm dòng sông Sài Gòn mà còn tác động rất lớn đối với sự phát triển của khu vực Thủ Thiêm sắp tới. Bên bờ Thủ Thiêm, nhiều dự án chung cư, văn phòng cao ốc đã được xây dựng, hứa hẹn một trung tâm tài chính lớn, tầm cỡ quốc tế sẽ hình thành trong những năm tới.
Cũng trên mạch hướng về phía Đông, dự án đường Tân Vạn - Nhơn Trạch (một dự án thành phần của tuyến Vành đai 3 TP.HCM) cũng vừa được khởi công. Điểm nhấn của tuyến đường này là cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai để kết nối huyện Nhơn Trạch với TP Thủ Đức.
Bà Nguyễn Thị Giang Hương, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch cho biết, huyện đã giải phóng xong mặt bằng giai đoạn 1 để phục vụ thi công gói thầu đầu tiên. Huyện sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ mặt bằng phần còn lại để sớm bàn giao cho chủ đầu tư.
“Đây là dự án đặc biệt quan trong với địa phương, có cầu kết nối với TP Thủ Đức thì Nhơn Trạch mới cất cánh lên được, vì vậy chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ để dự án hoàn thành càng sớm càng tốt”, bà Hương nói.
Đặc biệt, sân bay quốc tế Long Thành vừa khởi công hạng mục thi công móng của nhà ga công suất 25 triệu hành khách/năm. Cùng với đó, hàng trăm xe máy, thiết bị, nhân công đang ngày đêm thi công hạng mục san lấp nền. Tiến độ của dự án đang được kiểm soát chặt từng ngày để hoàn thành năm 2025 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Nếu đặt TP.HCM là vị trí ở giữa của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam thì các tuyến cao tốc đang gấp rút xây dựng như hai “cánh tay” đang vươn ra hai hướng Bắc - Nam.
Ở hướng phía Tây Nam, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã được các nhà thầu gấp rút hoàn thành các hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào khai thác. Tuyến đường này đã được đưa vào khai thác tạm 15 ngày dịp Tết và đến nay đã hoàn tất những công việc còn lại để đưa vào khai thác chính thức. Mạch nối từ TP.HCM về Tây Đô được rút ngắn lại với tuyến cao tốc dài hơn 51km này.
Hai bên bờ sông Tiền, các nhà thầu thi công dự án cầu Mỹ Thuận 2 liên tục sáng đèn để ngày đêm tăng tốc. Ông Trịnh Trường Hải, Phó giám đốc Ban Quản lý điều hành dự án cầu Mỹ Thuận 2 cho biết khối lượng hiện nay đã đạt trên 40%. Phần cầu chính đã xong móng và bệ, hiện đang đúc thân trụ cầu. Dự kiến sẽ hợp long cầu Mỹ Thuận 2 trong tháng 11/2022 và thông xe đúng tiến độ trong năm 2023.
Bên kia sông Tiền thuộc tỉnh Vĩnh Long, dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài gần 23km, vốn đầu tư 4.820 tỷ đồng cũng đã triển khai thi công được 11 tháng và sẽ hoàn thành trong năm 2023.
Khi tuyến này thông xe, toàn bộ cao tốc từ TP.HCM - Cần Thơ dài 120km sẽ được nối thông. Lúc đó thời gian di chuyển từ TP.HCM về Tây Đô chỉ còn gần 2 tiếng đồng hồ thay vì 5 tiếng như hiện nay.
Ngược ra phía Bắc, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Phan Thiết - Vĩnh Hảo đang dần thành hình hài để kịp đưa vào khai thác cuối năm 2022.
Là địa phương trực tiếp hưởng lợi từ các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chia sẻ, dự án đường cao tốc là ước mơ bao đời nay của người dân Bình Thuận. Với hơn 160km đường cao tốc đi qua sẽ là cơ sở quan trọng để thúc đẩy kinh tế địa phương, đặc biệt là kinh tế biển.
Hay như tỉnh Ninh Thuận, khi các dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo mở ra hướng kết nối với Khánh Hoà. Tuyến Vĩnh Hảo - Phan Thiết mở hướng kết nối về phía Nam đã tạo cơ hội mới cho địa phương.
Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, đón đầu các tuyến cao tốc do Trung ương đầu tư, địa phương tập trung phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh.
“Giao thông thuận lợi vừa là cú hích về hạ tầng cũng mở ra không gian phát triển Ninh Thuận và các tỉnh lân cận” ông Nam khẳng định.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận