Cụ thể, giá mỗi lít xăng RON 95-III tăng 495 đồng, lên 20.919 đồng/lít; giá xăng E5 RON 92 tăng 341 đồng, lên 20.373 đồng/lít.
Giá dầu diesel tăng 261 đồng/lít, lên 18.478 đồng/lít; dầu hỏa tăng 211 đồng/lít, lên 18.735 đồng/lít.

Giá xăng dầu tăng 3 kỳ giảm liên tiếp. Ảnh: Hồng Hạnh.
Như vậy, giá xăng dầu tăng 3 kỳ giảm liên tiếp, đưa giá các loại xăng chạm ngưỡng 21.000 đồng/lít.
|
GIÁ CŨ
|
MỨC ĐIỀU CHỈNH
|
GIÁ MỚI
|
---|---|---|---|
XĂNG RON 95
|
20.424
| +494 |
20.919
|
XĂNG E5 RON 92
| 20.032
| +341 |
20.373
|
DẦU DIESEL
|
18.217
| +261 |
18.478 |
Tại kỳ điều hành này, nhà điều hành vẫn không trích và không chi sử dụng từ Quỹ Bình ổn giá với các mặt hàng xăng dầu.
Theo báo cáo từ Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước, Bộ Công thương, tính đến hết năm 2024, Quỹ bình ổn xăng dầu còn dư 6.067,2 tỷ đồng.
Số dư này hiện được giữ tại 30 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (chưa bao gồm số dư quỹ của các thương nhân không còn là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu).
Trong đó, số dư tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là 3.080 tỷ đồng (chiếm hơn 50%); Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM là 328,3 tỷ đồng; Tổng công ty Dầu Việt Nam 138,4 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV - Tổng công ty Xăng dầu Quân đội 299,8 tỷ đồng; Công ty CP Thương mại Dầu khí Đồng Tháp 460,5 tỷ đồng…
Số lãi phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn xăng dầu tính đến cuối năm 2024 là 3,17 tỷ đồng.
Nguồn hình thành Quỹ bình ổn xăng dầu được trích lập thông qua giá mua, do người tiêu dùng chi trả nhưng được quản lý tại doanh nghiệp và việc sử dụng quỹ do nhà điều hành quyết định.
Từ đầu năm 2025 đến nay, ban điều hành không chi quỹ, cũng không trích lập quỹ này. Bộ Công thương giải thích, do kỳ điều hành giá đã rút xuống từ 15 ngày xuống còn 7 ngày (thứ 5 hằng tuần), giúp giá trong nước đã sát với giá thế giới.
Giá xăng dầu thành phẩm thế giới thời gian qua cũng không biến động đột biến, do đó, việc không trích lập và chi quỹ cũng là điều dễ hiểu.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận