Photo

Hiểm họa từ lối đi tự mở qua đường sắt

15/10/2023, 11:15

Trên toàn mạng lưới đường sắt quốc gia còn hơn 3.000 lối đi tự mở, chưa được làm hàng rào, đường gom để xử lý, nguy cơ mất an toàn, tàu đâm va cao.

Nhan nhản lối đi tự mở, nguy cơ tàu đâm - Ảnh 1.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông tại một số tỉnh như Hà Nội, Phủ Lý, Nam Định... nhiều đoạn đường gom, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt và khu dân cư đã được xây dựng, nhằm xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt, đảm bảo an toàn cho người dân. Ông Phạm Ngọc Vinh, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Nam Định cho biết, từ năm 2020 đến nay, Nam Định đã tranh thủ được các nguồn vốn Trung ương và địa phương xóa được 167/249 (khoảng 67%) lối đi tự mở trên địa bàn, còn 82 lối cần phải xóa bỏ trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2025. Trong ảnh, hàng rào, đường gom qua phường Văn Miếu, xã Lộc An, TP Nam Định (nguồn vốn Dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Hà Nội - TP.HCM đoạn Hà Nội - Vinh, gói 7.000 tỷ) có chiều dài 850m, xóa bỏ hoàn toàn 41 lối đi tự mở (Ảnh: Thanh Thúy).

Nhan nhản lối đi tự mở, nguy cơ tàu đâm - Ảnh 2.

Địa bàn thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam), các đoạn đường gom, hàng rào cũng đã được xây dựng, vốn được bố trí trong các dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt. Trong ảnh, đoạn đường gom trên địa bàn TP Phủ Lý từ Km 54+670 - Km 54+874 tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM có chiều dài 204m (Ảnh: Thanh Thúy).

Nhan nhản lối đi tự mở, nguy cơ tàu đâm - Ảnh 3.

Tuy nhiên, đoạn hàng rào này mới chỉ xóa bỏ được 8/11 lối đi tự mở dọc theo đường sắt, còn 3 lối chưa thể đóng, rào kín do các hộ dân phản đối; Thậm chí có lối đi chỉ vào một hộ dân nhưng chiều ngang rất rộng, ô tô có thể qua lại. Nguy cơ tàu đâm va người, phương tiện qua lại đường sắt tại các lối đi này là nhãn tiền (Ảnh: Thanh Thúy).

Nhan nhản lối đi tự mở, nguy cơ tàu đâm - Ảnh 4.

Tại Hà Nội, một số đoạn đường gom, hàng rào cũng mới được xây dựng nhằm xóa bỏ lối đi tự mở nguy hiểm trên địa bàn. Điển hình, năm 2022, quận Long Biên đã phối hợp với đường sắt làm đoạn hàng rào, đường gom dài hơn 1km dọc đường sắt tuyến Gia Lâm - Hải Phòng từ chắn đường ngang khu công nghiệp Sài Đồng B đến chắn đường ngang phố Thạch Bàn, xóa bỏ được 14 lối đi tự mở, đảm bảo an toàn cho người dân khu vực (Ảnh: Biển Ngọc).

img
img
img

Đường gom rộng rãi nên người dân đi lại, các hộ kinh doanh thuận tiện (Ảnh: Biển Ngọc).

Nhan nhản lối đi tự mở, nguy cơ tàu đâm - Ảnh 6.

Đường gom dẫn ra hai đường ngang có nhân viên gác chắn tại khu công nghiệp Sài Đồng B và phố Thạch Bàn nên đảm bảo an toàn khi có tàu qua (Ảnh: Biển Nọc).

img
img

Việc làm các hàng rào, đường gom cũng bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng đường sắt, tránh người dân để nước thải, rác thải lên đường sắt (Ảnh: Biển Ngọc). 

Nhan nhản lối đi tự mở, nguy cơ tàu đâm - Ảnh 8.

Tuy nhiên, số lượng làm hàng rào, đường gom để xóa bỏ lối đi tự mở trên địa bàn Hà Nội còn thấp. Theo Công ty CP Đường sắt Hà Hải, trên các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - TP.HCM đo đơn vị quản lý qua địa bàn Hà Nội còn tồn tại hơn một trăm lối đi tự mở. Riêng tuyến Hà Nội - TP.HCM qua Hà Nội còn 77 lối, trong đó đoạn từ Ngọc Hồi đến Thường Tín, lối đi tự mở san sát, nhiều đoạn chỉ cách vài mét có một lối. Trong ảnh: Lối đi tự mở san sát đoạn từ đường ngang vào chùa Tứ Kỳ xuôi về Thanh Trì (Ảnh: Biển Ngọc).

Nhan nhản lối đi tự mở, nguy cơ tàu đâm - Ảnh 9.

Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 358 phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt; Mục tiêu chính là đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở. Khi đó còn hơn 5.000 lối đi tự mở trên toàn mạng lưới đường sắt quốc gia. Tuy nhiên, sau ba năm thực hiện đề án, mới chỉ xóa bỏ được 672 lối đi tự mở, còn tồn tại đến 3.352 lối đi. Cùng đó, tình trạng vi phạm hàng lang ATGT phổ biến với hơn 11.000 vị trí cũng tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra mất ATGT. Trong ảnh: Lối đi tự mở tại Ngọc Hồi (Hà Nội) tuy có biển cảnh báo, cần chắn, nhưng thực chất là đi vào hộ kinh doanh, vẫn tiềm ẩn nguy cơ tàu đâm (Ảnh: Biển Ngọc).

Nhan nhản lối đi tự mở, nguy cơ tàu đâm - Ảnh 10.

Cùng với lối đi tự mở, hành lang đường sắt cũng bị lấn chiếm, vi phạm,vừa ảnh hưởng đến chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt, vừa mất mỹ quan đô thị. Đường sắt đang kiến nghị Hà Nội và các địa phương khác thực hiện giải tỏa vi phạm hành lang đường sắt, cùng đó bố trí vốn làm hàng rào, đường gom xóa bỏ lối đi tự mở để đảm bảo ATGT đường sắt (Ảnh: Biển Ngọc).

Khó xóa 3.000 lối đi tự mở vì thiếu tiềnKhó xóa 3.000 lối đi tự mở vì thiếu tiền

Đề án xử lý hơn 3.000 lối đi tự mở qua đường sắt nguy cơ chậm tiến độ do thiếu kinh phí.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.